Thứ sáu 22/11/2024 19:34

Kinh doanh thực phẩm trên sàn TMĐT: Cú hích từ dịch Covid-19

Thương mại điện tử (TMĐT) hiện là xu hướng mua sắm mới của người tiêu dùng tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhu cầu mua hàng hóa thiết yếu của người tiêu dùng lại càng tăng mạnh, nhất là hàng thực phẩm tươi sống.

Tăng nhu cầu, tăng dịch vụ

Có thể nói, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy xu hướng mua hàng thực phẩm trực tuyến của đông đảo người tiêu dùng. Nếu như trước đây, người tiêu dùng luôn giữ thói quen đi chợ truyền thống để mua "mớ rau, con cá" thì hiện nay để đảm bảo an toàn người tiêu dùng đã chuyển sang mua sắm thực phẩm tươi sống trực tuyến, từ các sàn TMĐT như Lazada, Shopee đến các ứng dụng di động như ví điện tử, VinID…

Không chỉ người tiêu dùng mà các nhà bán hàng cũng nhanh chóng thích nghi với tình hình mới, triển khai cung cấp đa dạng các sản phẩm thực phẩm cùng với các hình thức thu hút người tiêu dùng như: Livestream (phát trực tiếp) bán hàng, giao hàng nhanh chóng…

Nhu cầu mua hàng phẩm tươi sống trên TMĐT càng tăng mạnh

Bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại Lazada Việt Nam - cho biết: “Trong giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua, chúng tôi cũng nhận thấy nhu cầu mua sắm những mặt hàng thiết yếu trong đó có thực phẩm qua TMĐT, với những thế mạnh của mình, Lazada đã thực hiện sáng kiến đưa hàng thực phẩm tươi sống lên sàn. Yếu tố tươi ngon, an toàn của sản phẩm được đặt lên hàng đầu cùng với những cam kết mạnh mẽ của Lazada trong việc kiểm duyệt cũng như quản lý những sản phẩm này”.

"Cụ thể, 100% các mặt hàng thực phẩm tươi sống được bán trên sàn đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, có chứng nhận GlobalGAP, VietGAP… Đồng thời, các đơn hàng được Lazada giao nhanh chóng bằng hình thức giao hàng không tiếp xúc để đảm bảo an toàn cho khách hàng khi mua sắm trong mùa dịch", bà Tú thông tin.

Thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số

Chiến lược mở rộng ngành hàng của Lazada đã góp phần đáng kể vào việc kích cầu tiêu dùng trực tuyến. Không chỉ triển khai các giải pháp tối ưu sự thuận tiện, an toàn cho người tiêu dùng, sàn này còn hướng đến hỗ trợ các doanh nghiệp đối tác tăng cường chuyển đổi số và kinh doanh thành công trên nền tảng TMĐT. Đặc biệt, nhóm doanh nghiệp truyền thống, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là đối tượng ưu tiên hỗ trợ của sàn này.

Theo bà Vũ Thị Minh Tú, ở Lazada, khách hàng không chỉ dừng lại ở khái niệm người tiêu dùng mà còn cả những người bán hàng, các khách hàng kinh doanh trên sàn TMĐT của chúng tôi. Chính vì vậy, Lazada đã triển khai gói “Kích cầu kinh tế” cho doanh nghiệp Việt. Dự kiến Lazada sẽ hỗ trợ 45.000 doanh nghiệp Việt chuyển đổi số và kinh doanh hiệu quả trên nền tảng TMĐT.

Sản phẩm rau, củ, quả được bày bán trên sàn TMĐT Lazada

Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ để chóng khởi tạo, trang trí gian hàng trực tuyến, hỗ trợ tăng doanh thu, tăng số lượng theo dõi gian hàng, qua đó, giúp doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn thu, bù đắp sụt giảm doanh số từ kinh doanh truyền thống.

“Đặc biệt, đối với những nhà bán hàng mới, chưa có kinh nghiệm kinh doanh trên sàn, sẽ được Lazada cử nhân sự chuyên trách hỗ trợ vận hành, quản lý gian hàng, tham gia khóa đào tạo miễn phí tại Học viện Lazada. Bên cạnh đó, đối tác có thể tiếp cận và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tiếp thị để tăng lượng truy cập như chiến dịch khuyến mãi nhanh (FlashSale), chuỗi livestream của Lazada. Với sự hỗ trợ từ Lazada chỉ trong vòng 3 tháng, ngành hàng thực phẩm tươi sống trên sàn TMĐT này đã tăng trưởng 200%, số lượng nhà bán hàng mới tăng gấp 6 lần”, bà Tú chia sẻ.

Cũng theo Giám đốc Đối ngoại Lazada, trên cương vị là sàn TMĐT hàng đầu khu vực, Lazada không ngừng nỗ lực nâng cao trải nghiệm khách hàng và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành hàng thực phẩm nói riêng. Với tầm nhìn đến năm 2030, sẽ phục vụ 300 triệu khách hàng, sàn TMĐT Lazada hứa hẹn là mảnh đất tiềm năng lớn cho ngành thực phẩm trong thời gian tới.

Dựa trên khảo sát mới đây của Nielsen Việt Nam cho thấy, 63% người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn. Trong đó, 35% số người được khảo sát dành nhiều thời gian hơn xem nội dung trực tuyến, 25% tăng các hoạt động mua sắm trực tuyến. Có thể nói, nhìn ở một góc độ tích cực, đại dịch Covid-19 như một "cú hích" lớn, đã làm thay đổi đáng kể thói quen mua sắm, tiêu dùng của người Việt, mà nổi bật trong số đó là mua sắm thực phẩm tươi sống trên nền tảng TMĐT.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc