Thứ năm 19/12/2024 00:24

Khởi động chương trình hợp tác phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Samsung Việt Nam phối hợp cùng Bộ Công Thương, tỉnh Bắc Ninh cùng khởi động chương trình hợp tác phát triển nhà máy thông minh năm 2024.

Ngày 26/6/2024, Samsung Việt Nam phối hợp cùng Bộ Công Thương và tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ sơ kết sau 3 năm thực hiện biên bản ghi nhớ Dự án hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tại tỉnh Bắc Ninh, đồng thời khởi động chương trình hợp tác phát triển nhà máy thông minh năm 2024 dành cho các doanh nghiệp tại Bắc Ninh.

Dự án hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tại tỉnh Bắc Ninh được bắt đầu thực hiện từ tháng 9/2020 và dự kiến kéo dài từ 2020 đến 2025, bao gồm 2 nội dung chính: Chương trình tư vấn cải tiến doanh nghiệp và Chương trình phát triển nhà cung ứng. Sau 3 năm thực hiện, dự án đã gặt hái được nhiều kết quả.

Nhờ các chương trình hợp tác giữa Samsung Việt Nam, Bộ Công Thương và địa phương, đến nay đã có 39 doanh nghiệp Việt bao gồm nhà cung ứng cấp 1, nhà cung ứng cấp 2, nhà cung ứng dịch vụ vật tư tiêu hao tại Bắc Ninh tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung

Theo đó, chương trình tư vấn cải tiến triển khai từ 2020 – 2021 đã huy động được sự tham gia nhiệt tình của 7 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tham gia chương trình, các doanh nghiệp Việt được tiếp cận với phương thức tổ chức sản xuất khoa học, được trực tiếp hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại hiện trường, được đào tạo cho cán bộ chủ chốt trong nhà máy về cách thức cải tiến, nâng cao chất lượng cũng như khả năng mở rộng sản xuất, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và có nhiều cơ hội kết nối sâu hơn vào chuỗi các giá trị toàn cầu.

Bên cạnh đó, từ năm 2022 đến nay, chương trình phát triển nhà máy thông minh đã tiến hành tại 12 doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Sau cải tiến, phần lớn các doanh nghiệp tham gia đều chuyển từ mức độ 1 lên mức độ 2, mức độ 3 (trong thang 5 mức độ nhà máy thông minh của Samsung). Việc thu thập dữ liệu sản xuất đã được một phần chuyển từ thu thập cục bộ, cập nhật chậm theo ngày hay tuần sang việc quản lý liên tục, cập nhật theo thời gian thực, đảm bảo thông tin được thiết kế lại theo dòng và thông suốt giúp cho việc quản lý và ra quyết định chính xác và nhanh chóng hơn.

Samsung cũng nỗ lực thực hiện chương trình phát triển nhà cung ứng tại Bắc Ninh. Đến nay đã có 39 doanh nghiệp Việt bao gồm nhà cung ứng cấp 1, nhà cung ứng cấp 2, nhà cung ứng dịch vụ vật tư tiêu hao tại Bắc Ninh tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung.

Cũng tại sự kiện, Samsung Việt Nam tiếp tục khởi động chương trình hợp tác phát triển nhà máy thông minh năm 2024 dành cho các doanh nghiệp tại Bắc Ninh. Chương trình sẽ được triển khai từ ngày 7/5/2024 đến ngày 9/8/2024, tại 5 doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh, bao gồm: 3 doanh nghiệp tham gia dự án mới là Công ty cổ phần Eco Việt Nam, Công ty cổ phần Công nghiệp Kim Sen, Công ty cổ phần Innotek và 2 doanh nghiệp tham gia dự án mở rộng là Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long, Công ty cổ phần Tiến Thành.

Bộ Công Thương, Samsung Việt Nam và các doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp tại Bắc Ninh tham gia dự án phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Theo nội dung đã được ký kết với các doanh nghiệp này tại sự kiện, quy trình hỗ trợ của dự án bao gồm 3 hoạt động: Lựa chọn doanh nghiệp hỗ trợ; Hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh và quản lý về sau. Các chuyên gia Samsung sẽ khảo sát, đánh giá các doanh nghiệp và trực tiếp tư vấn, làm việc cùng doanh nghiệp nhằm cải tiến hiện trường và tạo nền tảng cải tiến công đoạn, từ đó dần thiết lập nhà máy thông minh.

Cuối cùng dựa trên kết quả tư vấn hiện trường, các chuyên gia sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống vận hành và quản lý về sau như thúc đẩy doanh nghiệp tự tiếp tục triển khai hoạt động cải tiến, kiểm tra định kỳ mức độ cải tiến lĩnh vực sản xuất/IT sau dự án.

Cùng với dự án hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tại tỉnh Bắc Ninh, từ năm 2015, Bộ Công Thương và Samsung đã phối hợp để triển khai chương trình tư vấn cải tiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho 379 doanh nghiệp Việt Nam. Trong giai đoạn 2018-2021, Bộ Công Thương và Samsung đã đào tạo 406 chuyên gia tư vấn về công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương và Samsung tiếp tục triển khai dự án đào tạo 200 kỹ thuật viên khuôn mẫu từ năm 2021 đến nay.

Nhờ những chương trình và hoạt động này, số lượng nhà cung cấp cấp 1 và cấp 2 của Việt Nam, trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung tăng từ 25 doanh nghiệp vào năm 2014 lên 306 doanh nghiệp vào cuối năm 2023.

Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025