Khi Thủ tướng phải trực tiếp chấn chỉnh chuyện đấu giá đất

Ngày 21/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Cận Tết Nguyên đán, Hà Nội vẫn tất bật đấu giá đất Hà Nội: Đấu giá đất ở Hoài Đức sau 1 đêm 'biến ảo' từ vài triệu tới 133 triệu đồng/m2 Chuyện gì xảy ra sau vụ đấu giá đất ở huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội?

Một nội dung quan trọng nêu trong Công điện liên quan đến những bất thường trong công tác đấu giá đất những ngày gần đây. “Một số trường hợp giá trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm (có trường hợp cao bất thường được cơ quan thông tin đại chúng phản ánh) đang thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội, có thể tác động đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh và thị trường nhà ở, bất động sản”, trích nội dung Công điện 82/CĐ-TTg.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.

Đi cùng đó, Công điện số 82/CĐ-TTg yêu cầu ngay trước ngày 30/8/2024, báo cáo Thủ tướng phương án xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng gây nhiễu loạn thị trường.

Hai cuộc đấu giá đất ở các huyện ngoại thành Hà Nội là Thanh Oai và Hoài Đức, trong đó Hoài Đức dự kiến sẽ chuyển thành quận vài năm tới đã khiến cho dư luận không khỏi giật mình về mức giá được chung kết.

Khi Thủ tướng phải trực tiếp chấn chỉnh chuyện đấu giá đất

Khu đất có mức trúng đấu giá ở con số "không tưởng" tại huyện Hoài Đức. Ảnh minh hoạ.

Ở Hoài Đức, mức giá sau cùng được xác định ở con số trên dưới 130 triệu đồng cho một mét vuông, không chỉ cao chưa từng thấy trong vòng 2 năm trở lại đây mà còn bị xem là mức giá “không tưởng” và vượt xa mức hiện tại của thị trường ở ngay chính địa phương này. Chưa kể đến những bất thường về phương cách tổ chức, việc đẩy mức giá này có thể mở đầu cho những việc tạo sóng “ảo” giá thị trường, một điều không mấy hay ho cho thị trường bất động sản từng dai dẳng suốt nhiều năm qua tại nhiều địa phương.

Điều tương tự cũng diễn ra ở huyện Thanh Oai khi giá đất trúng đấu giá cũng vượt quá giá trị thực tại địa phương.

Không loại trừ một kịch bản xảy ra là có thể có những cá nhân chấp nhận “hy sinh” cả tiền đặt cọc để tạo sóng ảo về giá đất cốt nhằm trục lợi về sau. Một lần nữa "căn bệnh mãn tính" của thị trường bất động sản không những không thuyên giảm mà lại còn tiếp tục phát tác, phủ bóng lên thị trường bất động sản vừa chớm có dấu hiệu khởi sắc.

Có hai thứ tâm lý mà cũng có thể coi như căn bệnh trầm kha của thị trường bất động sản Việt Nam cứ dai dẳng đi cùng thị trường. Tâm lý thứ nhất rằng, đây luôn là thị trường của những người thắng cuộc, không những thắng đậm mà còn thắng to. Thực là phi lý bởi nếu có nhiều người thắng thì đương nhiên cũng có người thua, mà cũng là thua nặng.

Tâm lý thứ hai là tâm lý sợ những điều hay vào tay người khác (FOMO) không những được làm nền từ tâm lý thứ nhất mà còn được người ta tận dụng triệt để hòng tiếp tục thao túng những người khác trong cuộc, và xa hơn là khiến cho dòng tiền tiếp tục bị chôn vùi trong những khu đất vượt xa giá trị thực của nó thay vì hướng tới những xu hướng đầu tư khác thiết thực hơn cho nền kinh tế.

Lý giải cho hiện tượng trên, nhiều chuyên gia cho rằng, người ta đang tận dụng khoảng thời gian khi thị trường bất động sản đang tranh tối tranh sáng trước khi có các văn bản hướng dẫn cụ thể liên quan đến các luật về đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản vừa có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Cùng đó, do việc phân lô bị cấm tại các đô thị lớn, các khu trung tâm, khiến giới đầu tư phải dạt ra các khu ngoại vi mang nặng tâm lý đã “mất công mua mâm” thì “đâm cho thủng” bằng việc cố tình tạo sóng giá ảo.

Cũng có một số chuyên gia lý giải, hiện tượng giá đất “phi thường” tại một số huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng và một số địa phương khác nói chung chỉ mang tính cục bộ. Nhưng xét trong bối cảnh các cơ quan nhà nước đang nỗ lực quản lý thị trường bất động sản theo hướng lành mạnh hơn, chính quy hơn cũng như thực chất hơn thì những diễn biến như thế là không thể xem thường. Tới đây đặc biệt cần mạnh dạn xiết các chế tài xử lý, kể cả chế tài hình sự bởi không thể để những nỗ lực bình ổn và làm lành mạnh thị trường bất động sản lâu nay bị phá hoại bởi một bộ phận các cá nhân cố tình biến các cuộc đấu giá đất thành một cuộc chơi tuỳ thích.

Cũng sẽ là rất cần thiết nếu như các cơ quan chức năng có các động thái sàng lọc kỹ nhà đầu tư tham gia ngay từ đầu để giảm bớt tình trạng thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc đất nền bị nhiễu loạn bởi các phiên đấu giá đất với mức giá quá ảo hoặc phải dừng, thậm chí hủy các phiên đấu giá đã lên kế hoạch trong thời gian tới.

Bởi thế đấu giá đất nói riêng và thị trường bất động sản nói chung không phải và không thể là chỗ cho những cuộc chơi tuỳ thích, đúng như tinh thần Công điện 82: “Các cơ quan chức năng chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong việc đấu giá quyền sử dụng đất, nhất là các hành vi cấu kết thao túng thị trường, thổi giá để tạo ra thị trường không lành mạnh, không đúng thực tế để trục lợi”.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường bất động sản

Tin cùng chuyên mục

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng:

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xem thêm