Thứ bảy 23/11/2024 17:22

Khám phá, trải nghiệm “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn 2024 từ ngày 1 đến ngày 29/2/2024, tại Làng Văn hóa sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.

Chuỗi các hoạt động “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đồng thời góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, mang đến phong vị Tết truyền thống dân tộc cho du khách những ngày đầu xuân.

“Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” bao gồm các hoạt động lễ hội đặc sắc, trò chơi dân gian tiêu biểu, các món ăn truyền thống dịp năm mới và các loại sản vật đặc trưng của từng dân tộc. Bên cạnh đó là các hoạt động biểu diễn các dân ca, dân vũ phong phú, hấp dẫn do chủ thể văn hóa thực hiện.

Du khách được trải nghiệm rất nhiều các hoạt động văn hóa

“Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2024 có sự tham gia của hơn 100 đồng bào đến từ 16 dân tộc: Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer. Cùng với đó là sự tham gia của 11 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa: Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Sóc Trăng.

Trình diễn dân vũ tại ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”
Hội tung còn ngày xuân của đồng bào

Đến với “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” tại Làng Văn hóa vào những ngày này, công chúng Thủ đô và du khách được trải nghiệm và tham gia rất nhiều hoạt động tổ chức theo chủ đề như: Hội tung còn ngày xuân của đồng bào Thái, Lào, Khơ Mú, Tày, Nùng; chương trình giao lưu “Hoa xuân Tây Bắc” với chương trình nghệ thuật và trò chơi dân gian truyền thống ngày xuân của đồng bào Mông, Thái, Khơ Mú, Lào; Chương trình dân ca dân vũ “Buôn làng khi mùa xuân về” giới thiệu các bài ca, điệu múa mang nét rộn ràng của mùa xuân...

Bên cạnh đó, du khách sẽ được thưởng thức âm nhạc dân gian với các nhạc cụ làm từ tre nứa như đàn Đinh gong, Đing pút, Đàn tơ rưng… với những bản nhạc về mùa xuân Tây Nguyên, vòng xoang Tây Nguyên.

Diễn tấu cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên

Tại ngày hội, đồng bào dân tộc Tày đến từ tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức tái hiện lễ hội Lồng Tồng. Đây là lễ hội tiêu biểu nhất của các dân tộc Tày, Nùng với mục đích cúng tạ trời đất đã ban cho buôn làng, dòng họ, gia đình, sức khoẻ dịp đầu năm mới cầu mong một năm thuận hòa, đầm ấm, no đủ.

Bà con đồng bào dân tộc Tày, Nùng cũng có chương trình giao lưu “Sắc chàm hương xuân” với các điệu hát then, đàn tính, hát sli, hát lượn… đặc sắc, độc đáo, ca ngợi quê hương đất nước, bản sắc dân tộc vùng, miền chào đón năm mới và tổ chức các trò chơi dân gian (kéo co, đảy gậy, ném còn, bịt mắt bắt dê...) tạo một không khí vui tươi, phấn khởi, đầm ấm mang đậm nét truyền thống dân tộc, thể hiện sự đa dạng độc đáo của văn hóa tỉnh Thái Nguyên cùng chào đón năm mới.

Trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống

Vào mỗi dịp cuối tuần, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam còn có các hoạt động “Vui Tết đón xuân” tại không gian các làng, đồng bào thể hiện các phong tục chúc Tết theo truyền thống và mang đậm sắc màu dân tộc, vùng miền. Du khách được hòa mình vào các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân như múa xòe, nhảy sạp, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát then, đàn tính, các điệu múa chuông, múa rùa; trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống mùa xuân như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến...

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc

Tin cùng chuyên mục

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng