Thứ hai 25/11/2024 04:10

Khai mạc Chương trình "Tự hào hàng Việt Nam, Tinh hoa hàng Việt Nam" năm 2023

Bộ Công Thương đã chính thức khai mạc Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên “Tự hào hàng Việt Nam”,“Tinh hoa hàng Việt Nam” năm 2023.

Tối 9/12, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, TP. Hà Nội, Bộ Công Thươngtổ chức Lễ khai mạc Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên “Tự hào hàng Việt Nam”,“Tinh hoa hàng Việt Nam” năm 2023.

Hình thành phong trào tiêu dùng hàng Việt trong nhân dân

Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên “Tự hào hàng Việt Nam”,“Tinh hoa hàng Việt Nam” năm 2023 là một trong chuỗi các hoạt động thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025 và là nhiệm vụ trong Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/7/2023 về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu khai mạc Chương trình "Tự hào hàng Việt Nam, Tinh hoa hàng Việt Nam" năm 2023

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, sau 14 năm thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; 9 năm tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên “Tự hào hàng Việt Nam” đã hình thành nên một phong trào mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân trên cả nước. Tâm lý mua sắm, tiêu dùng hàng Việt đã có những chuyển biến tích cực. Người tiêu dùng đã nhìn nhận đúng hơn khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, cùng với lòng tự hào dân tộc đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước sắp xếp, đổi mới, phát triển và cạnh tranh lành mạnh.

“Các doanh nghiệp Việt đã nhận thức được tầm quan trọng sống còn về nâng cao chất lượng, cải tiến công nghệ và dây chuyền sản xuất, kinh doanh, bảo vệ thương hiệu và cách tiếp cận thị trường bài bản hơn. Hiện hàng Việt đang chiếm tỷ lệ cao trên thị trường nội địa, từ 80% đến trên 90% tại các các kênh phân phối hiện đại và từ 60% tại các kênh bán lẻ truyền thống”, Thứ trưởng thông tin.

Kết quả thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên “Tự hào hàng Việt Nam” đã góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế theo hướng kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay, hàng năm đều có mức tăng trưởng trên dưới 10% so với năm trước.

“Ngay cả trong thời kỳ đại dịch Covid-19, hay trong thời kỳ nhu cầu thế giới suy giảm như hiện nay, thì thị trường nội địa là không gian đủ rộng cho doanh nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Chương trình "Tự hào hàng Việt Nam, Tinh hoa hàng Việt Nam" năm 2023

4 bài học kinh nghiệm

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng khẳng định, từ những kết quả đạt được trong thời gian qua, Bộ Công Thương tổng kết thành 4 bài học kinh nghiệm.

Thứ nhất, việc sớm thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động, phân công trách nhiệm cho từng thành viên Ban chỉ đạo ngay trong năm 2009 đã giúp ngành nhanh chóng tổ chức quán triệt và hướng dẫn triển khai các chủ trương của Đảng, và Nhà nước, của Chính phủ đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong ngành, tạo đà thuận lợi ngay từ những tháng đầu năm thực hiện Cuộc vận động.

Thứ hai, là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với các Bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, các hiệp hội ngành nghề, các địa phương trong thông tin tuyên truyền; trong rà soát, ban hành bổ sung luật pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất; trong xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong nước; trong cải cách thủ tục hành chính và quản lý thị trường.

Lễ hội "Tự hào hàng Việt Nam - Tinh hoa hàng Việt Nam" do Bộ Công Thương tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 09 đến ngày 11/12/2023

Thứ ba, trong Chương trình hành động hàng năm của Bộ Công Thương, dành một phần nội dung quan trọng hướng đến khơi dậy nguồn lực từ các địa phương thông qua các hoạt động tổ chức hội chợ triển lãm thương mại cấp vùng; Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, đưa hàng Việt vào khu công nghiệp - khu chế xuất; tổ chức Hội nghị “Chắp nối cung cầu hàng hóa giữa các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp nông thôn với các kênh phân phối hàng hóa nội địa truyền thống và hiện đại”; xây dựng mô hình tiêu thụ nông sản; xây dựng “Điểm bán hàng Việt Nam”; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới...

Thứ tư, đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử và phát triển hạ tầng thương mại điện tử nhằm tăng cường tương tác với người dân, với doanh nghiệp, tạo ra phương thức quản lý mới theo hướng không chỉ kiểm tra, giám sát, mà chủ yếu là mở ra những hành lang, những không gian kết nối, nhằm bắt kịp những xu hướng phát triển mới. Thưa các quý vị đại biểu!

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên “Tự hào hàng Việt Nam” đang bước sang một giai đoạn mới trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị xã hội, an ninh thế giới được dự báo diễn biến phức tạp, khó lường; tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi chậm và khó khăn; khủng hoảng năng lượng, đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào còn tiếp diễn tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới, đòi hỏi toàn ngành Công Thương không được lơ là, chủ quan, theo dõi chặt chẽ tình hình biến động cung cầu, giá cả hàng hóa trên thế giới và trong nước để sẵn sàng các phương án, giải pháp ứng phó kịp thời nhằm đạt được các mục tiêu đạt ra của ngành.

Hàng Việt đã có chỗ đứng nhất định trong lòng người tiêu dùng

Để triển khai có hiệu quả Cuộc vận động trong giai đoạn mới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục bám sát các chủ trương của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, phối hợp với các thành viên trong Ban chỉ đạo và các địa phương trong xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Đồng thời, thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ thuộc Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025, với trọng tâm là tổ chức các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”; Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rà soát cắt giảm các điều kiện kinh doanh, nâng cao ý thức thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong ngành nhằm truyền đến xã hội một cảm xúc tích cực về nền hành chính hiệu lực, hiệu quả.

Người tiêu dùng Thủ đô trải nghiệm hàng Việt tại Lễ hội

Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên “Tự hào hàng Việt Nam”,“Tinh hoa hàng Việt Nam” năm 2023 bao gồm nhiều hoạt động sôi nổi diễn ra trong 3 ngày từ 9-11/12/2023, trong đó nổi bật là 3 hoạt động.

Lễ hội “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” năm 2023 tại Quảng trường Đông Kinh nghĩa Thục, phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm khai mạc tối ngày 9/12, kéo dài hết ngày 10/12/2023. Lễ hội gồm hoạt động: Trưng bày giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các hàng hóa, dịch vụ Việt Nam có thế mạnh, đạt chất lượng cao; Hoạt động trình diễn thời trang của Tổng công ty may 10 với bộ sưu tập thu đông 2023 The Pilgrimage và Công ty Cổ phần doanh nghiệp xã hội Craft Link với bộ sưu tập Truyền thống trong đương đại; Các hoạt động nghệ thuật, giao lưu, hoạt náo tạo sức lan tỏa, cổ động tiêu dùng hàng Việt Nam gắn với thông điệp “Tự hào hàng Việt Nam” “Tinh hoa hàng Việt Nam”…

Hoạt động thể thao: Giải chạy “Tự hào hàng Việt Nam” diễn ra sáng Chủ nhật, ngày 10/12/2023 dự kiến có sự tham dự của hơn 1.000 cán bộ người lao động trong và ngoài ngành Công Thương tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bên lề sự kiện thể thao có trải nghiệm, hoạt náo, minigame có thưởng tìm hiểu về Cuộc vận động và các sản phẩm, thương hiệu Việt Nam; hoạt động giao lưu nhằm truyền tải thông điệp “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Hoạt động Diễn đàn thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam tổ chức chiều 11/12/2023 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hùng Vương, Hà Nội. Diễn đàn tập trung vào các thảo luận về: Xu hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam trong tình hình mới; Kinh nghiệm và các giải pháp nâng cao vị thế, gia tăng nhận diện hàng Việt Nam tại thị trường trong nước; Giải pháp khai thác hiệu quả đặc trưng tinh hoa hàng Việt Nam; Các giải pháp, cách thức sáng tạo phát triển liên kết tiêu thụ hàng Việt Nam trong bối cảnh mới…

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt