Thứ năm 21/11/2024 22:14

Kết nối sản phẩm OCOP đặc trưng miền Bắc vào siêu thị Tứ Sơn

Các sản phẩm OCOP đặc trưng của Lạng Sơn, Thái Bình đã được kết nối vào hệ thống siêu thị Tứ Sơn – An Giang, mở rộng đầu ra cho các sản phẩm này.

Nhiều sản phẩm OCOP Lạng Sơn được đưa vào siêu thị

Với sự kết nối của Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương, mới đây, siêu thị Tứ Sơn – An Giang đã làm việc với Sở Công Thương Lạng Sơn kết nối giao thương giữa siêu thị Tứ Sơn, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang với các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Hội nghị kết nối sản phẩm OCOP Lạng Sơn vào siêu thị Tứ Sơn

Thống kê của Sở Công Thương Lạng Sơn cho thấy,hiện nay, tỉnh Lạng Sơn có 94 sản phẩm OCOP. Tất cả các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến như VietGAP, GlobalGAP.

Để thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh, thời gian qua, Sở Công Thương đã tăng cường công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Các sản phẩm OCOP Lạng Sơn hiện nay đã và đang có chuyển biến tích cực về quy mô, chất lượng, quy trình sản xuất, chế biến cũng như mẫu mã bao bì, hệ thống nhận diện thương hiệu. Đặc biệt, tất cả các sản phẩm được chứng nhận OCOP đều đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm trở lên, nhiều sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, như VietGAP, ISO... để tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Bên cạnh đó, từng bước nâng cấp, hoàn thiện phù hợp với thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm đặc sắc, truyền thống, chất lượng, truy xuất nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý.

Nhờ đó, đến nay, sản phẩm OCOP Lạng Sơn được các doanh nghiệp phân phối và thị trường chấp nhận, hình thành xu hướng ưu tiên trong phân phối sản phẩm OCOP. Việc kết nối nhằm giúp doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn tiếp cận, đưa các sản phẩm, nhất là các sản phẩm OCOP của tỉnh đến siêu thị Tứ Sơn.

Tại hội nghị kết nối, ông Tạ Minh Sơn - Giám đốc siêu thị Tứ Sơn đã thông tin về những yêu cầu, tiêu chuẩn quy trình tiếp nhận sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp; đồng thời góp ý về kiểu dáng, bao bì sản phẩm, cách đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng và trao đổi quy trình sản xuất một số sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất tham gia kết nối.

Các sản phẩm OCOP Lạng Sơn được trưng bày để kết nối tiêu thụ

Sau hội nghị kết nối, siêu thị Tứ Sơn đã lựa chọn một số sản phẩm của tỉnh để nghiên cứu như: Hoa hồi khô, Bánh Khẩu Sli Quế, hoa hồi, Nhang của Công ty TNHH chế biến và xuất khẩu nông lâm sản Lạng Sơn; trà Diếp Cá, chè Vối của Hợp tác xã chế biến nông sản Lụa Vy; Thạch Chu Hạnh của Hộ kinh doanh Chu Thị Hạnh; Bún gấc Lệ Tri của Hộ sản xuất kinh doanh Trương Kiến Tri; Thạch đen dạng bột và Quy linh cao của Công ty TNHH sản xuất và đầu tư XNK Đức Quý... Sau đó sẽ trực tiếp trao đổi với doanh nghiệp để thực hiện ký kết phân phối sản phẩm vào siêu thị Tứ Sơn.

Đưa sản phẩm OCOP Thái Bình vào siêu thị Tứ Sơn

Sau hội nghị kết nối tại Lạng Sơn, Sở Công Thương Thái Bình phối hợp với Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương và Trung tâm Xúc tiến thương mại đầu tư tỉnh An Giang tổ chức hội nghị kết nối cung cầu giữa các thương nhân của tỉnh Thái Bình với siêu thị Tứ Sơn, tỉnh An Giang.

Kết nối sản phẩm OCOP Thái Bình vào siêu thị Tứ Sơn

Về sản phẩm OCOP Thái Bình, hiện nay, đến nay Thái Bình đã phát triển được 112 sản phẩm OCOP, trong đó có 48 sản phẩm 4 sao, 64 sản phẩm 3 sao. Sau thời gian triển khai, với những cách làm linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, chương trình OCOP đã thực sự thổi làn gió mới làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp của các doanh nghiệp, HTX, người dân, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp tại Thái Bình đã chia sẻ về thế mạnh của các sản phẩm.Sau khi trao đổi với các thương nhân của Thái Bình và tìm hiểu các sản phẩm được giới thiệu tại hội nghị, ông Tạ Minh Sơn đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã và tính chất đặc trưng văn hóa ẩm thực vùng miền của các sản phẩm. Bước đầu siêu thị lựa chọn được 5 sản phẩm phù hợp với nhu cầu kinh doanh, đồng thời tổ chức thương thảo, đàm phán hợp đồng cung cầu với các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh.

Siêu thị Tứ Sơn có quy mô 10.000m2, là trung tâm đặc sản vùng miền, phân phối hàng hóa lớn nhất tỉnh An Giang. Đây cũng là hệ thống siêu thị thuần Việt có đóng góp lớn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong gần 14 năm qua. Các sản phẩm đưa vào siêu thị Tứ Sơn không chỉ phục vụ người tiêu dùng trong tỉnh mà còn tiếp cận khoảng 7 triệu du khách đến An Giang mỗi năm, trong đó có rất nhiều khách hàng từ Campuchia.

“Siêu thị Tứ Sơn luôn đồng hành và kết nối những sản phẩm tốt nhất của doanh nghiệp các tỉnh để đưa vào siêu thị Tứ Sơn nhằm tạo sự đa dạng hàng hoá mang nét đặc trưng vùng miền của từng tỉnh, tạo điều kiện cho khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn” – ông Tạ Minh Sơn khẳng định.

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương cho biết, hoạt động kết nối cung cầu này là chương trình hết sức thiết thực nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng ViệtNam” do Bộ Chính trị phát động. Từ đó, tăng cường hơn nữa các hoạt động liên kết các vùng miền, trao đổi, hợp tác cung ứng, tiêu thụ hàng hóa giữa tỉnh Lạng Sơn và tỉnh An Giang. Hội nghị là dịp kết nối, nâng cao hiệu quả lưu thông hàng hóa, hỗ trợ đưa hàng hóa đặc trưng của các địa phương vào hệ thống phối của siêu thị Tứ Sơn, mở ra cơ hội tiêu thụ cho sản phẩm.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024