Thứ năm 21/11/2024 22:34

Kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị

Việc kết nối giao thương sẽ đưa sản phẩm nông sản đặc sản của các vùng nói riêng và hàng Việt nói chung vào hệ thống phân phối rộng khắp cả nước.

Tìm kiếm đầu ra ổn định cho hàng Việt

Công ty TNHH MTV 9 Sạch (quận Ninh Kiều), TP. Cần Thơ chuyên sản xuất bánh Crep Sầu riêng, hiện đã xuất khẩu được sang một số nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ… được đánh giá cao về chất lượng, độ tươi ngon.

Siêu thị GO! Cần Thơ đang tích cực quảng bá cho hàng nông sản nhân dịp Quốc khánh 2-9 (Ảnh: Tân Vũ)

Tham dự chương trình kết nối giao thương và Hội nghị kết nối giao thương giữa 5 thành phố trực thuộc Trung ương với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh Đông Nam Bộ năm 2024 từ ngày 29 - 30/08/2024, tại TP. Cần Thơ, bà Tô Thị My - Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH MTV 9 Sạch - cho biết, thông qua chương trình đã giúp đơn vị bà tiếp cận được với hệ thống cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satrafood, hiện 2 đơn vị đang có những bước kết nối, trong tương lai gần sẽ tiến hành ký kết hợp tác, đẩy mạnh giao thương.

Đến từ Đà Nẵng, ông Trần Văn Bôi - chủ cơ sở sản xuất chả bò Cô Huệ - cho hay, sản phẩm chả bò là đặc sản có từ lâu đời của người dân Đà Nẵng, tuy nhiên việc buôn bán chủ yếu cho khách du lịch đến địa phương, một số được bán thông qua các đại lý tại TP. Hồ Chí Minh. Thông qua việc tham gia Hội nghị đã giúp cơ sở sản xuất chả bò Cô Huệ có điều kiện tìm hiểu thông tin về thị trường miền Tây, từ đó có những kế hoạch kinh doanh phù hợp để mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác ở Cần Thơ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Về phía nhà phân phối, đại diện Central Retail Việt Nam cho biết, tại sự kiện, dưới sự hỗ trợ kết nối tích cực của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh và Sở Công Thương các địa phương, đội ngũ thu mua của Central Retail Việt Nam đã có cơ hội trực tiếp kết nối giao thương với các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh cá thể, Chủ thể OCOP để tìm kiếm thêm các sản phẩm phù hợp đưa vào phân phối tại Hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market của Central Retail trên toàn quốc.

Ngay sau buổi kết nối giao thương, đại diện bộ phận thu mua của Central Retail Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các đơn vị tham gia chương trình như: Hợp tác xã chôm chôm Bình Hòa Phước (chôm chôm đạt chuẩn OCOP 4 sao), Hộ kinh doanh Foodo (các sản phẩm mứt xoài, xoài sấy giòn, đạt tiêu chuẩn HACCP ISO 22000:2018),… Đây là tiền đề để hai bên sớm thương thảo đi đến ký kết hợp đồng, từ đó tăng cường nguồn cung ứng hàng Việt trong chuỗi siêu thị GO!, Big C trên toàn quốc.

Đại diện Central Retail (thứ 2 từ trái qua) ký kết hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã, Hộ kinh doanh cá thể tham dự sự kiện (Ảnh: Nguyễn Hạnh)

Bà Phạm Thị Thùy Linh - Giám đốc Đối ngoại và Đầu tư Central Retail Việt Nam - cho biết: Đồng bằng sông Cửu Long với tiềm năng to lớn về nông nghiệp và thủy sản luôn là trọng điểm phát triển quan trọng của Việt Nam. Thực hiện tâm nhìn “Đóng góp vào sự thịnh vượng của Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt”, trong những năm vừa qua, Central Retail đã đẩy mạnh đầu tư, mở rộng mạng lưới hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

"Với việc liên tiếp đưa vào khai thác các trung tâm thương mại và đại siêu thị GO! ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo nền tảng vững chắc để chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các hợp tác xã và doanh nghiệp địa phương, để từ đó đưa sản phẩm nông sản đặc sản của vùng vào hệ thống phân phối rộng khắp cả nước”, bà Phạm Thị Thùy Linh nhấn mạnh.

Gắn kết nhà sản xuất và đơn vị phân phối

Ông Hà Vũ Sơn - Giám đốc Sở Công Thương TP.Cần Thơ - cho biết, đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế phát triển lúa gạo, nông sản, chiếm khoảng 90% sản lượng gạo xuất khẩu và 75% sản lượng nông sản xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, hiện việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều khó khăn, thách thức.

Do đó, việc tổ chức chương trình kết nối giao thương và Hội nghị kết nối giao thương nhằm tăng cường xúc tiến thương mại, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của thành phố Cần Thơ đến thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Đông Nam Bộ, kích cầu thị trường trong nước nói chung và Cần Thơ nói riêng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn của 5 thành phố trực thuộc Trung ương với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Đông Nam bộ.

Đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp kết nối và ký kết hợp tác với các nhà phân phối và chủ động thực hiện các chương trình liên kết và có những sản phẩm đa dạng hấp dẫn quảng bá đến người tiêu dùng.

“Việc kết nối giao thương với các thành phố trực thuộc Trung ương. Từ đó giúp doanh nghiệp gần nhau hơn, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh”, ông Hà Vũ Sơn chia sẻ.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Lan tỏa tình yêu hàng Việt