Chủ nhật 24/11/2024 17:05

Kết nối các sản phẩm OCOP tỉnh Tây Ninh vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op

Tây Ninh có 68 sản phẩm OCOP song việc phát triển thương hiệu các sản phẩm này còn khó khăn nên rất cần sự liên kết chặt chẽ với nhà phân phối.

Đầu ra cho sản phẩm OCOP còn khó khăn

Theo UBND tỉnh Tây Ninh, tỉnh này có khá nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, trong đó, những ưu thế nổi bật là với vị trí địa lý kinh tế thuận lợi cho việc mở rộng thị trường và tham gia xuất khẩu; đồng thời có nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú, một số ngành nghề truyền thống với sản phẩm hàng hóa nổi tiếng cùng đội ngũ thợ, nghệ nhân có trình độ tay nghề khá cao là nền tảng tiếp tục phát triển kinh tế nông thôn bền vững hơn.

Muối ớt Hải là một trong những sản phẩm OCOP được kết nối vào siêu thị Co.opmart

Mặc dù tiềm năng phát triển các đặc sản của tỉnh Tây Ninh là rất lớn nhưng việc phát triển các sản phẩm này còn nhiều khó khăn; sự hạn chế trong các khâu tiếp thị, quảng bá, xây dựng thương hiệu… đang là rào cản khiến sản phẩm của tỉnh Tây Ninh chưa trở thành sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao.

Cụ thể, thống kê từ ngành nông nghiệp Tây Ninh cho thấy, toàn tỉnh hiện có 68 sản phẩm OCOP , gồm 47 sản phẩm 3 sao, 20 sản phẩm 4 sao, 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao. Tuy nhiên, hiện nay, việc phát triển các thương hiệu đặc sản của Tây Ninh đặc biệt là sản phẩm OCOP này vẫn khó khăn.

Theo lý giải của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên nhân của tình trạng này là do doanh nghiệp vẫn chủ yếu bán sản phẩm thô và đa phần sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP do các cơ sở nhỏ lẻ làm nên hầu như không đăng ký bảo hộ. Bên cạnh đó, hiện các nguồn cung cấp đặc sản vẫn phát triển theo hướng tự phát, sản xuất theo dạng thủ công rời rạc, công nghệ lạc hậu nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng. Đồng thời do làm theo mùa vụ, thụ động trong khâu sản xuất, chế biến nên nguồn hàng cung cấp không ổn định... Trong khi đó các siêu thị yêu cầu sản phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa được các cơ quan chức năng bảo hộ, điều này dẫn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của sản phẩm địa phương còn thấp; việc tiêu thụ, đặc biệt là xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Liên kết nhà phân phối, tạo đầu ra cho sản phẩm

Để giải quyết những khó khăn trên, ngày 5/6 tại Văn phòng Tỉnh ủy Tây Ninh đã diễn ra Hội nghị ký kết cung ứng sản phẩm giữa các doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh và Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op).

Ký kết hợp tác cung ứng sản phẩm giữa các doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh với Saigon Co.op

Hội nghị được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của địa phương gặp gỡ, tìm hiểu thông tin thị trường, thúc đẩy sản suất, kết nối cung cầu hàng hóa, phát triển hệ thống phân phối, phục vụ nhu cầu tiêu thụ đa dạng của người dân Tây Ninh và cả nước.

Tại Hội nghị, Saigon Co.op đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về tiêu thụ các sản phẩm của Tây Ninh với 35 đơn vị cung ứng là các đơn vị sản xuất đặc sản Tây Ninh, bao gồm 45 mặt hàng: rau rừng; gạo; bánh tráng; muối ớt, muối tiêu, muối tôm; mắm trái điều; hạt điều; bánh pía, tinh dầu tràm, rượu gạo truyền thống Bà Đen; cùi bưởi sấy, trà bưởi, rượu bưởi; dế sấy; dưa lưới, mãng cầu, xoài; các loại trà, yến hũ và rượu; sâm bố chính, dế sấy; nhang…

Sản phẩm OCOP tỉnh Tây Ninh được trưng bày tại siêu thị Co.opmart

Theo thỏa thuận ký kết, Saigon Co.op và tỉnh Tây Ninh sẽ tạo nền tảng nhân rộng hoạt động kết nối bao tiêu sản phẩm thành hoạt động phối hợp thường xuyên để góp phần hình thành các chuỗi giá trị liên kết sản xuất, phân phối, tiêu dùng bền vững, hiệu quả. Đặc biệt, không chỉ phục vụ thị trường trong nước, Saigon Co.op sẽ khai thác triệt để cầu nối xuất khẩu là đối tác chiến lược NTUC FairPrice để đưa đặc sản Tây Ninh ra thị trường quốc tế.

Để đạt được mục tiêu đó, Saigon Co.op và tỉnh Tây Ninh cùng kết hợp, vận động các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản thực phẩm và sản xuất, cung cấp các mặt hàng đặc sản trên địa bàn tỉnh có sản phẩm tốt, uy tín, công nghệ tiên tiến, đồng thời có nhu cầu tham gia kết nối doanh nghiệp giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Ông Nguyễn Anh Đức - Tổng Giám đốc Saigon Co.op, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết: Saigon Co.op luôn đặt ưu tiên hàng đầu trong việc hỗ trợ phát triển hàng Việt trong hoạt động kinh doanh. Ngay từ đầu năm 2023, Saigon Co.op đã tích cực, chủ động kết hợp cùng UBND các tỉnh thành nhằm phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị hàng hóa. Kết nối với tỉnh Tây Ninh là hoạt động chiến lược của Saigon Co.op nhằm thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 154 của Chính phủ và triển khai một cách chuyên nghiệp hoạt động giao thương hàng hóa giữa các tỉnh, thành với TP. Hồ Chí Minh, từ đó vươn ra thị trường quốc tế.

“Hoạt động này cũng hỗ trợ đắc lực việc quy hoạch vùng nguồn nguyên liệu, phát huy thế mạnh của địa phương theo quy hoạch kinh tế chung, phát triển đặc sản vùng miền, cam kết cụ thể nhằm gia tăng sản lượng tiêu thụ, phát triển tận gốc, cũng như thúc đẩy không ngừng nâng cao chuẩn mực hàng hóa trong khu vực, hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”- ông Đức cho biết.

Ông Dương Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh- đánh giá: Chương trình hội nghị ký kết cung ứng sản phẩm hàng hóa giữa các đơn vị, các doanh nghiệp với Saigon Co.op hôm nay chỉ là bước khởi đầu và sau hội nghị này, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trong tỉnh sẽ lan tỏa tinh thần sản xuất mới, phương thức sản xuất mới, với nền tảng ứng dụng công nghệ cao, hướng đến chiến lược phát triển nông nghiệp sạch. Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh để Tây Ninh phấn đấu trở thành địa phương có vị trí top đầu cả nước trong việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Đồng thời, ông Thắng cũng kỳ vọng với sự nỗ lực quyết tâm cao của đơn vị sản xuất cung ứng ra thị trường sản phẩm chất lượng cao sẽ là tiền đề để các sản phẩm hàng hóa Tây Ninh được đưa vào toàn bộ hệ thống Saigon Co.op.

Được biết, ngay sau buổi lễ ký kết, các mặt hàng đặc sản Tây Ninh sẽ nhanh chóng có mặt trên quầy kệ của 800 điểm bán thuộc Saigon Co.op và được phân phối tận tay người tiêu dùng cả nước.

Saigon Co.op hiện có 9 siêu thị Co.opmart tại Tây Ninh. Các siêu thị này đóng góp 1.000 tỷ đồng doanh thu trong 2022, chiếm 30% trong tổng số các Co.opmart ở khu vực Đông Nam bộ, giải quyết cho 1.000 lao động cho địa phương.

Đối với các nhà cung cấp, hiện có 30 doanh nghiệp của Tây Ninh đang cung cấp sản phẩm cho Saigon Co.op với sản lượng khoảng 622 tấn/năm, trị giá 51 tỷ đồng. Mức này còn khiêm tốn so với tiềm năng và thế mạnh của Tây Ninh. Do đó, Saigon Co.op kỳ vọng qua Hội nghị ký kết cung ứng sản phẩm này, năm 2023 sản lượng của doanh nghiệp Tây Ninh cung cấp cho Saigon Co.op sẽ tăng lên 1.300 tấn/ năm, đạt giá trị khoảng 100 tỷ đồng và tới năm 2025 sẽ nâng lên mức 250 tỷ đồng.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt