Thứ sáu 22/11/2024 00:16

Kết nghĩa mẹ con, nét đẹp văn hóa của dân tộc Ê Đê

Kết nghĩa mẹ con là nghi thức thiêng liêng thể hiện lối sống chan hòa giữa con người và con người, là nét đẹp văn hóa đậm chất Tây Nguyên của dân tộc Ê Đê.

Nghệ nhân Hyum Niê, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết: Trong lễ kết nghĩa mẹ con, người được nhận kết nghĩa thường sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định về tinh thần và vật chất. Chẳng hạn, khi kết nghĩa mẹ con, người mẹ phải có trách nhiệm bảo ban, chỉ dạy, yêu thương quan tâm người con. Ngược lại, người con kết nghĩa cũng phải biết kính trọng, chăm sóc mẹ.

Kết nghĩa mẹ con, nét đẹp văn hóa của dân tộc Ê Đê

Đối với dân tộc Ê Đê việc nhận con nuôi, mẹ nuôi xuất phát từ tấm lòng trong sáng đầy tình người của đồng bào. Người nhận con nuôi, mẹ nuôi có thể ở cùng làng hoặc làng khác, không cách xa về địa lý. Với phụ nữ Ê Đê có gia đình, con cái đầy đủ nhưng vẫn muốn có một đứa con “kết nghĩa”. Hoặc có thể họ neo đơn, ít con cái nên muốn có đứa con nuôi để thêm con thêm đông vui. Cũng có những trường hợp, người phụ nữ cô đơn, đơn thân, không có chồng con nên nhận con nuôi để có chỗ dựa lúc về già. Những bà mẹ đông con cũng ưng thuận, vui lòng cho con ruột mình làm con nuôi của bà mẹ khác để có thêm mối quan hệ thân tộc, bà con. Nếu bố mẹ ruột của con nuôi mất thì người mẹ nuôi thay thế, bảo ban, chăm sóc con nuôi như con ruột của mình.

Lễ vật trong buổi lễ kết nghĩa mẹ con
Nếu nhà người được kết nghĩa khó khăn, chỉ cần mời đầy đủ dòng họ hai bên

Theo một nghi thức kết nghĩa mẹ con đầy đủ, chủ nhà sẽ chuẩn bị 10 ché rượu cần, một con heo thiến, 2 con gà, gạo, nếp và các gia vị. Người được kết nghĩa phải có mặt trước 5 giờ sáng chứng kiến chủ nhà mổ heo, chuẩn bị các lễ vật, buộc ché rượu cần, gùi nước, chặt lá chuối… Nghi thức kết nghĩa mẹ con đầy đủ là vậy nhưng nếu nhà người được kết nghĩa khó khăn, mà vẫn muốn đến với nhau bằng tình cảm thì vẫn tổ chức lễ kết nghĩa, chỉ cần mời đầy đủ dòng họ hai bên và có người chứng giám, không cần lễ vật cầu kỳ. Bởi vì tất cả đều trên tinh thần tự nguyện, không vụ lợi.

Cồng chiêng vang lên báo hiệu nghi lễ bắt đầu
Đại diện già làng, trưởng bản, người có uy tín trong lễ kết nghĩa mẹ con

Tiếng cồng chiêng vang lên báo hiệu nghi lễ bắt đầu, mọi người ổn định chỗ ngồi theo phong tục, phụ nữ được ưu tiên ngồi bên phía Nam của căn nhà, còn đàn ông ngồi bên phía Bắc. Bà con dòng họ hai bên ngồi đối diện nhau trao đổi ý kiến. Người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi cùng chạm tay vào vòng (kông) và hứa trước già làng, trưởng bản hoặc người có uy tín: Từ nay về sau sẽ coi nhau như mẹ con ruột thịt. Họ phải có trách nhiệm chăm sóc nhau, vui buồn, sướng khổ có nhau. Nếu trái lời hứa sẽ bị phạt một con bò đẻ được hai lứa. Người được nhận làm con nuôi hứa với già làng sẽ chăm sóc và coi mẹ nuôi như mẹ đẻ.

Để tỏ lòng quý mến, yêu thương, gắn kết nhau, trong lễ kết nghĩa mẹ con diễn ra nghi thức đeo vòng của dòng họ. Già làng đeo chiếc vòng đồng cho mẹ nuôi, con nuôi, những người trong gia đình, cùng với lời chúc sức khỏe, cầu mong điều tốt lành đến với gia đình, thể hiện tình cảm, sự quan tâm đùm bọc và gắn kết mẹ con.

Lễ kết nghĩa mẹ con không thể thiếu lời kể K’han
Lễ vật được trao trong buổi lễ
Nghi thức đeo vòng trong lễ kết nghĩa mẹ con

Trong lễ kết nghĩa mẹ con không thể thiếu lời kể K’han được ngân lên ngay lúc này để hai bên họ hàng cùng giao lưu, gắn kết mật thiết với nhau, gần gũi nhau hơn. Đây là một loại hình văn hóa độc đáo của dân tộc Tây Nguyên nói chung và người Ê Đê nói riêng, một thể loại sử thi trường ca truyền thống của cha ông để lại bao đời nay. Mọi người cùng nghe lời kể K’han để nhớ lại công lao của ông bà cha, mẹ ta đi trước, với những lời nhắn nhủ đoàn kết, thương yêu đùm bọc nhau, những tình cảm thiêng liêng của con người giành cho nhau.

Đồng bào uống rượu chúc phúc mẹ con

Sau khi thực hiện các nghi lễ, mọi người uống rượu cần chia vui, chúc mừng hai mẹ con và hai dòng họ. Họ cũng không quên khuyên nhủ con nuôi phải biết yêu thương, chăm sóc bố mẹ cùng các thành viên khác trong gia đình mới. Mẹ đẻ, chị gái và hai già làng và những người thân trong gia đình và bà con trong buôn làng chúc mừng người con được mẹ mới nhận nuôi.

Kết nghĩa mẹ con là một phong tục tốt đẹp, được quy định rõ trong luật tục của đồng bào Ê Đê. Lễ kết nghĩa mẹ con với những nghi thức thiêng liêng, thể hiện nét tinh tế của đồng bào trong quan hệ, ứng xử, cố kết cộng đồng, mang những ý nghĩa nhân văn, giáo dục sâu sắc.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: kết nghĩa mẹ con

Tin cùng chuyên mục

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng