Thứ năm 19/12/2024 15:56

Indonesia tiếp tục mở thầu 300.000 tấn gạo, thêm yếu tố tích cực cho thị trường

Dù đầu tuần này giá gạo toàn cầu vẫn tiếp đà giảm song việc Indonesia công bố mở thầu 300.000 tấn gạo được cho là yếu tố tích cực giúp giá gạo sớm tăng lại.

Nhiều yếu tố gây áp lực lên giá gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ngay trong phiên giao dịch đầu tuần (ngày 8/4), giá gạo thế giới tiếp tục sụt giảm ở tất cả các phân khúc.

Cụ thể, gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Thái Lan giảm 10 USD, xuống 571 USD/tấn; gạo cùng phẩm cấp của Pakistan cũng giảm 10 USD, còn 591 USD/tấn; gạo cùng loại của Việt Nam cũng giảm nhưng chỉ sụt nhẹ 1 USD, xuống mức 576 USD/tấn. Với mức giảm hiện tại, gạo tiêu chuẩn 5% tấm của thế giới đã chính thức dời mốc 600 USD/tấn.

Giá gạo thế giới đang tiếp tục giảm song được dự báo sẽ sớm tăng trở lại

Ở phân khúc 25%, gạo Việt Nam hiện còn 554 USD/tấn (giảm 4 USD); gạo Thái Lan giá 526 USD/tấn (giảm 10 USD); gạo Pakistan có giá 549 USD/tấn (giảm 5 USD).

Về nguyên nhân giá gạo toàn cầu tiếp tục giảm, theo VFA do yếu tố mùa vụ tại các nước xuất khẩu ở châu Á và đồng nội tệ giảm giá so với USD.

Cụ thể, tại Việt Nam, do vùng trồng lúa lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang trong chính vụ thu hoạch lúa Đông Xuân và đồng nội tệ giảm giá so với USD.

Còn ở Thái Lan, nhu cầu mới vắng mặt trong khi đó lượng lúa gạo hàng hóa về nhiều hơn bởi nước này đang trong thời điểm rộ vụ. Ngoài ra, giá gạo Thái Lan giảm mạnh còn do tác động từ đồng baht Thái suy yếu so với đồng USD. “Đây là những nhân tố chính gây áp lực giảm giá lên nguồn cung của Thái Lan”- báo cáo của VFA cho biết.

Còn Pakistan, giá nội địa và giá chào gạo các loại đều đi xuống do áp lực giảm giá chung từ các nguồn cung lớn trong khu vực.

Giá gạo sẽ sớm tăng trở lại?

Nhận định về thị trường gạo hiện nay, một thương nhân xuất khẩu gạo tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, nhu cầu vẫn tốt nhưng người mua chỉ đưa ra mức giá thấp hơn.

Tuy vậy, thương nhân này cũng nói rằng, vụ thu hoạch Đông-Xuân lớn nhất trong năm đang diễn ra sẽ kết thúc sau hơn một tuần nữa. Dự kiến, khi vụ thu hoạch sắp kết thúc, giá sẽ sớm tăng trở lại.

Một yếu tố nữa được nhận định sẽ tác động tích cực lên giá gạo, đó là Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) gần đây đã thông báo mở thầu quốc tế mua 300.000 tấn gạo.

Theo các báo cáo từ VFA, năm 2024, Bulog được cấp hạn ngạch nhập khẩu 2 triệu tấn gạo, nhưng do vụ thu hoạch lớn vào tháng 3 và 4 bị trễ đến 2 tháng nên Chính phủ Indonesia đã phân bổ hạn ngạch nhập khẩu gạo bổ sung 1,6 triệu tấn cho năm nay. Như vậy, tổng hạn ngạch nhập khẩu gạo trong năm 2024 của Indonesia lên đến 3,6 triệu tấn gạo.

Các thông tin cũng cho biết, tính đến nay, Indonesia đã nhập khẩu 650.000 tấn gạo và ký hợp đồng nhập khẩu thêm 350.000 tấn gạo cho năm 2024. Theo Giám đốc điều hành của Bulog, một nửa lượng nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam và phần còn lại từ Thái Lan, Pakistan và Campuchia.

Được biết, trong đợt công bố thầu hồi cuối tháng 3/2024 của Bulog, doanh nghiệp Việt Nam đã trúng 108.000 tấn gạo. Kết quả này ngay sau đó được cho là đã tác động tích cực lên thị trường lúa gạo trong nước, đẩy giá tăng đáng kể. Do đó nếu đợt mở thầu 300.000 tấn gạo lần này doanh nghiệp Việt Nam thắng thầu với số lượng lớn thì chắc chắn giá gạo trong nước sẽ tăng lên bởi Việt Nam hiện vào cuối vụ thu hoạch nguồn cung không còn dồi dào như trước và có thể khó mua được hàng.

Thùy Dương
Bài viết cùng chủ đề: Giá gạo xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng