Thứ sáu 27/12/2024 10:34

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Xác định cây cà phê là một loại cây chủ lực, có giá trị kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, huyện Mai Sơn đã tập trung triển khai Đề án phát triển vùng nguyên liệu cà phê gắn với chế biến, bảo vệ môi trường; quy hoạch và xây dựng vùng trồng cà phê ứng dụng công nghệ cao tập trung, thu hút doanh nghiệp, HTX, nông dân tham gia chuỗi sản xuất, tiêu thụ bền vững cùng có lợi.

Hiện huyện Mai Sơn có 8.569 ha cây cà phê, trong đó, diện tích cho thu hoạch khoảng 7.600 ha (Ảnh: XTTM)

Hiện huyện Mai Sơn có 8.569 ha cây cà phê, trong đó, diện tích cho thu hoạch khoảng 7.600 ha, tăng 19,1% so với năm 2023. UBND huyện Mai Sơn đã ban hành kế hoạch triển khai đề án tái canh cây /chu-de/tinh-son-la.topic giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu, đến năm 2025, trồng tái canh, ghép cải tạo, đốn cải tạo 2.300 ha, tập trung tại 11 xã. Đến nay, nông dân các xã trồng cà phê đã trồng tái canh, ghép cải tạo, đốn cải tạo được 1.400 ha cà phê, đạt 60% kế hoạch.

Huyện cũng đồng thời xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất ổn định bền vững giữa các doanh nghiệp, HTX với các hộ sản xuất cà phê, nâng cao chất lượng, giá trị cà phê trên thị trường.

Bên cạnh đó, huyện Mai Sơn còn triển khai dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất cà phê liên kết theo chuỗi giá trị theo quy mô liên xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đã hỗ trợ 291 hộ của 6 bản thuộc 2 xã Chiềng Ban và Chiềng Chung, tổng kinh phí hỗ trợ trên 1,7 tỷ đồng; thành lập 6 HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cà phê, chủ động liên kết với các hộ thành viên và người nông dân để mở rộng quy mô sản xuất; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá và giới thiệu sản phẩm, xây dựng sản phẩm OCOP.

Bà Cầm Thị Mòn, Giám đốc HTX Aratay Coffee, xã Chiềng Chung, cho biết: HTX có 14 thành viên, trồng hơn 200 ha cà phê. Ngoài ra, HTX còn kết nạp thêm hơn 100 hộ vệ tinh tại 2 xã Chiềng Chung và Mường Chanh, cung cấp quả cà phê tươi, tổng diện tích trên 300 ha. Hiện nay, HTX Aratay Coffee có 4 sản phẩm cà phê chất lượng cao, gồm: Cà phê nhân xanh Natural, cà phê Honey nhân xanh, cà phê bột và hạt Natural, cà phê bột và hạt Honey. Các dòng cà phê đặc sản của HTX luôn được các đối tác đánh giá cao về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

Hiện, Mai Sơn đang tiếp tục đề ra nhiều giải pháp để hỗ trợ nông dân, HTX phát triển sản xuất, chế biến cà phê, thành lập các HTX liên kết sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng thu nhập cho người trồng cà phê, từng bước đưa cà phê Mai Sơn nói riêng và cà phê Sơn La nâng cao vị thế trên bản đồ cà phê Việt Nam.

Xuyến Chi
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số