Hướng đi nào cho hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường châu Âu?

Theo ông Nguyễn Thế Lanh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1, Cục Công nghiệp địa phương, Bộ Công Thương: hướng thâm nhập chủ yếu vào thị trường châu Âu của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) Việt Nam trong thời gian tới là chuyển sang sản xuất các mặt hàng tinh xảo, có mẫu mã độc đáo phù hợp với thị trường…    

Thông tin tại buổi tọa đàm “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường châu Âu”, tổ chức sáng ngày 19/9, tại Hà Nội, ông Nguyễn Thế Lanh cho hay, hàng TCMN hiện đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhiều nhóm sản phẩm cụ thể được đánh giá cao trên thị trường như hàng mây tre đan, các loại sơn mài, sản phẩm TCMN từ lụa, hoa giả… Ước tính, ngành sản xuất TCMN tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 1,5 triệu người ở hơn 2.000 làng nghề trên khắp đất nước.

huong di nao cho hang thu cong my nghe vao thi truong chau au

Với những nét đặc sắc, tinh xảo, hoàn mỹ, hàng TCMN của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng TCMN xuất khẩu vào các nước châu Âu hiện còn rất hạn chế, mới có khoảng 8% vào nước Đức, 7% vào Pháp...

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, đại diện Công ty Đức Phong – doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trong lĩnh vực mây tre đan cho biết, các đơn hàng nhập khẩu của châu Âu thường khá lớn khiến các khoản chi phí kinh doanh rất cao. Trong khi đó, đa số sản xuất hàng TCMN của Việt Nam còn nhỏ lẻ, cơ sở sản xuất thường là công ty trách nhiệm hữu hạn nhỏ, hợp tác xã và chủ yếu là hộ gia đình, nên rất khó khăn trong việc đáp ứng đơn hàng có số lượng lớn và đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, hàng TCMN của Việt Nam mẫu mã chưa phong phú, chưa quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường và sáng tạo mẫu mã phù hợp với từng thị trường mà chủ yếu dựa vào mẫu mã của người mua hoặc mẫu mã truyền thống có sẵn.

huong di nao cho hang thu cong my nghe vao thi truong chau au
Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng cần nghiên cứu những giá trị nghệ thuật và đặc tính văn hóa của các nước mình chủ đích xuất khẩu

Mặt khác, nhiều người sản xuất hàng TCMN hay nhấn mạnh đến tính dân tộc hoặc văn hóa của sản phẩm. Nhưng những đặc tính này có giá trị đối với dân tộc hoặc nền văn hóa này, song lại không có ý nghĩa gì đối với một dân tộc hoặc nền văn hóa khác...

Vì vậy, để châu Âu là thị trường tiềm năng của mặt hàng này, sản phẩm TCMN của Việt Nam cạnh tranh được trên thế giới, có ý kiến cho rằng, nên chăng nhà xuất khẩu, nhà sản xuất mặt hàng TCMN cần nghiên cứu những giá trị nghệ thuật và đặc tính văn hóa của các dân tộc sống ở châu Âu để lồng ghép vào sản phảm xuất khẩu sang thị trường này, chứ không thể áp đặt những giá trị văn hóa của mình trên sản phẩm bán cho người châu Âu.

Ông Nguyễn Thế Lanh cho biết thêm, đối với các mặt hàng gốm ngoài vườn và gốm trang trí trong nhà như chậu trồng cây, tượng, hình các con vật, đài phun nước, vỏ đồng hồ... mặc dù đang có khả năng cạnh tranh tốt, song vẫn cần chú ý cải tiến khâu đóng gói và vận tải để giảm chi phí vận tải từ Việt Nam sang châu Âu cũng như trong chính thị trường châu Âu. Mặt khác, cũng cần phải chú ý cải tiến thêm mẫu mã, nhất là màu sắc cho phù hợp với thị hiếu ở châu Âu.

Riêng với các mặt hàng làm từ mây, tre, lá, hàng thêu và quà tặng thì các doanh nghiệp Việt Nam rất khó cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, trừ phi tạo ra được các mặt hàng có mẫu mã độc đáo và tinh xảo, và được tiêu thụ qua kênh phân phối riêng. Song vì Trung Quốc không xuất khẩu nhiều mặt hàng sơn mài, nên đây là lĩnh vực Việt Nam vẫn có thể thâm nhập sang thị trường châu Âu, nhưng phải có mẫu mã phù hợp với thị trường. “Hướng thâm nhập chủ yếu vào thị trường châu Âu của hàng TCMN Việt Nam trong thời gian tới là chuyển sang sản xuất các mặt hàng tinh xảo, có mẫu mã độc đáo phù hợp với thị trường, và với số lượng nhỏ để đi vào các thị trường ngách của châu Âu” - ông Nguyễn Thế Lanh nhấn mạnh.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Sở Công Thương Hải Phòng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương phối hợp tổ chức lớp tập huấn, đào tạo quy định pháp luật về thương mại điện tử.
Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh", các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia cam kết mạnh mẽ giúp Việt Nam hướng tới phát triển xanh, bền vững.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty ShopeePay 25 triệu đồng.
Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) tiếp tục vinh dự được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024.
Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.

Tin cùng chuyên mục

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Nền tảng MISA AMIS và MISA FinGov do Công ty Cổ phần MISA (MISA) phát triển đã được công nhận là sản phẩm mang Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Tỉnh Hải Dương có 4 doanh nghiệp với 7 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024, trong tổng số 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Nếu Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Công tác cảnh báo sớm đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn thay vì bị động khi bị điều tra phòng vệ thương mại mới có thông tin ban đầu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Hà Nội nhân rộng mô hình

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Thay vì phải mang theo ví tiền như trước đây, nhiều người dân giờ chỉ cần mang theo điện thoại có kết nối mạng internet mỗi khi đi chợ.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại, theo ý kiến luật sư, doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá.
Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hải Phòng chú trọng thực hiện bán hàng trực tuyến, trên sàn thương mại điện tử để thúc đẩy hoạt động thương mại.
Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng như: Phân bón, kẽm, thiếc, thuốc lá… sẽ có sự thay đổi từ ngày 16/12/2024 theo Nghị định số 144/2024/NĐ-CP.
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 1/11/2024, tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc diễn ra hội thảo "Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động