Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
2 lý do khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lo ngại không 'về đích' như kỳ vọng Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững? Chính phủ yêu cầu sửa đổi tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp lại

Không có sản phẩm ‘xấu’, chỉ có doanh nghiệp ‘xấu’

Các quốc gia nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã ban hành quy định pháp luật về gỗ hợp pháp ngày càng nghiêm ngặt. Theo đó, Hoa Kỳ có Đạo luật Lacey; EU có Quy chế gỗ (EUTR) và Quy chế không gây mất rừng (EUDR); Australia có Luật chống khai thác gỗ bất hợp pháp; Nhật Bản có Luật gỗ sạch; Hàn Quốc có Luật sử dụng gỗ bền vững; Anh có Quy chế sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ.

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ: Lúng túng trong triển khai - Bài 1
Dây chuyền sản xuất tại Công ty CP Woodsland Tuyên Quang. Ảnh. N.H

Cùng với đó, Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với EU; Thỏa thuận về chống khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp với Hoa Kỳ nhằm cam kết loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung ứng. EU, Hoa Kỳ yêu cầu cơ quan chức năng của Việt Nam phải xác minh từng lô hàng trước khi xuất khẩu sang các thị trường này để đảm bảo là gỗ hợp pháp.

Ước tính hàng năm, Việt Nam xuất khẩu hàng triệu lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ. Cơ quan chức năng của Việt Nam không thể xác minh từng lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ trước khi xuất khẩu. Việc này sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.

Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU nhất trí rằng, thay cho việc xác minh từng ‘lô gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu’ sang EU thì Việt Nam chuyển sang xác minh sự tuân thủ của “doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng” để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của hệ thống Đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) và không ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Tường Vân - Chuyên gia VPA/FLEGT (Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản) - thông tin, việc phân loại doanh nghiệp nhằm đánh giá mức độ rủi ro của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng gỗ của Việt Nam về việc tuân thủ pháp luật theo yêu cầu của Hệ thống VNTLAS. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp xác minh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, cấp phép FLEGT cho lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU một cách phù hợp, hiệu quả và kịp thời. Việc phân loại giúp giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.

Theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam và Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, đối tượng phân loại doanh nghiệp là doanh nghiệp có hoạt động chế biến đồng thời với hoạt động xuất khẩu gỗ. Quy định này có hiệp lực từ 1/5/2022.

Tuy nhiên, theo Nghị định 120/2024/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đã mở rộng đối tượng phân loại doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng, chế biến, nhập khẩu và xuất khẩu gỗ. Ước tính (theo số liệu năm 2022) đối tượng phân loại doanh nghiệp theo Nghị định 120/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ 15/11/2024) là 3.921 doanh nghiệp (trong đó có 1.663 doanh nghiệp là đối tượng phân loại theo Nghị định 102/NĐ-CP).

Trong phân loại, doanh nghiệp đạt tiêu chí Nhóm I là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật trong việc thành lập và hoạt động doanh nghiệp; tuân thủ pháp luật về nguồn gốc gỗ hợp pháp… Sản phẩm gỗ hoàn chỉnh hoặc lâm sản của doanh nghiệp nhóm I khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển không phải xác nhận Bảng kê lâm sản.

Ông Trịnh Xuân Dương - Chi hội trưởng Chi hội Gỗ dán Việt Nam (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam) - thông tin, mỗi năm, có hàng triệu container lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ cần kiểm tra trước khi thông quan, cần rất nhiều nhân lực, nguồn lực để kiểm tra... Ngành gỗ hiện nay có hơn 1.600 doanh nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu, khi đánh giá số lượng doanh nghiệp này sẽ nhanh hơn so với đánh giá từng container hàng.

"Như vậy, việc phân loại doanh nghiệp có tác dụng là đánh giá về sự uy tín của doanh nghiệp, bởi nguyên tắc khi tham gia hội nhập là đánh giá sản phẩm nhưng sản phẩm đó tốt hay xấu là do doanh nghiệp chứ không phải do sản phẩm; đồng thời tiết kiệm nhân lực, nguồn lực trong quá trình kiểm tra, tạo điều kiện doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nhanh hơn" - ông Dương nói.

Khó khi bắt tay vào thực hiện

Nghị định 120/2024/NĐ-CP ngày 30/9/2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102 khi làm thủ tục Hải quan để xuất khẩu các lô hàng; Nghị định 102/2020/NĐ-CP về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam; Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ; Quyết định số 1303/QĐ-BNN-TCLN, ngày 13/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính, sửa đổi bổ sung Quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đều hướng tới mục tiêu đón trước yêu cầu của thị trường cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu ngành gỗ.

Tuy nhiên, khi bắt tay vào triển khai, doanh nghiệp lại gặp nhiều khó khăn. Chia sẻ thực tế từ câu chuyện của doanh nghiệp mình, bà Đặng Thị Thái - Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thanh Hùng (Hà Nội) - cho hay, nhận thức được những lợi ích của việc phân loại doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan nếu doanh nghiệp được đánh giá thuộc Nhóm I nên công ty nộp hồ sơ và rất tự tin vì không chỉ đáp ứng đủ các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường… mà công ty là một trong những đơn vị đã tham gia đánh giá thử nghiệm trước khi Thông tư 21 ra đời.

“Chúng tôi có cả bảo hiểm phòng cháy, chữa cháy; thành lập đội phòng cháy, chữa cháy, có báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường cũng đã làm xong, thuế cũng đã nộp đủ ở Hà Nội và 2 chi nhánh”, bà Đặng Thị Thái chia sẻ.

Tuy nhiên, dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng doanh nghiệp này đã bị từ chối sau 20 ngày nộp hồ sơ với lý do, doanh nghiệp mới chỉ nộp báo cáo hàng quý cho Hạt kiểm lâm Đông Anh (Chi cục Kiểm lâm Hà Nội) còn chưa nộp báo cáo quý cho Hạt kiểm lâm Bắc Ninh, Hưng Yên theo quy định.

“Phía Hạt kiểm lâm Đông Anh cũng gợi ý doanh nghiệp nên làm phân loại này tại Hưng Yên hay Bắc Ninh” - bà Đặng Thị Thái chia sẻ và cho biết, thực tế trước khi làm phân loại doanh nghiệp tại Hà Nội, doanh nghiệp cũng đã thử làm tại Bắc Ninh và Hưng Yên và bị từ chối, vì doanh nghiệp có trụ sở chính ở Hà Nội, tất cả bảo hiểm xã hội, hoạt động công đoàn, nộp phí công đoàn cũng diễn ra tại Hà Nội.

Dù không đạt được kết quả như kỳ vọng nhưng doanh nghiệp không bỏ cuộc. "Chúng tôi sẽ nộp báo cáo quý cho Hạt kiểm lâm Bắc Giang và Hưng Yên, sang năm sẽ tiếp tục nộp lại hồ sơ tại Hà Nội xem có bị từ chối nữa hay không?”, bà Đặng Thị Thái cho hay.

Còn theo ông Phạm Văn Thành - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Thanh Hóa, với các doanh nghiệp dăm gỗ hiện tại chưa yêu cầu phân loại doanh nghiệp, tuy nhiên, xu thế, các doanh nghiệp cùng phải tính đến khi Nghị định 120/2024/NĐ-CP có hiệu lực.

Về cơ bản, các doanh nghiệp đã nắm được quy trình thủ tục phân loại doanh nghiệp. Các thông tin là tương đối rõ ràng, tuy nhiên, theo ông Thành, các doanh nghiệp đang băn khoăn về tiêu chí "không vi phạm đến mức xử lý trên 25 triệu đồng", bởi hiện nay cơ quan thuế chỉ công khai danh sách các doanh nghiệp vi phạm lớn về thuế, nhưng khi thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm, doanh nghiệp có thể bị phạt với mức trên 25 triệu đồng, vậy lúc đó doanh nghiệp có bị đánh tụt hạng không?

Trong khi đó, một số doanh nghiệp cho biết, hồ sơ lâm sản, phân loại doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng rất ‘tù mù’, làm theo những cái mình hiểu và theo các đơn vị tư vấn chia sẻ. Một số doanh nghiệp lại cho rằng, doanh nghiệp không có ý định thực hiện phân loại doanh nghiệp bởi việc xuất khẩu vẫn tốt, phía đối tác cũng không yêu cầu, trong khi các yêu cầu thủ tục phân loại đang phát sinh thời gian, chi phí của doanh nghiệp... Trong khi đó, không ít doanh nghiệp cùng tỏ ra băn khoăn về việc doanh nghiệp được xếp Nhóm I thì khi làm chứng nhận xuất xứ (C/O) có phải xác minh lại không? Cơ quan thuế có truy suất đến F0, F1, F2… không?

Giải thích rõ hơn về quyền lợi doanh nghiệp, ông Phạm Văn Thái - Phòng Kiểm tra xử lý vi phạm - Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết việc phân loại doanh nghiệp hay không phân loại thì hồ sơ xuất khẩu như nhau (Điều 19, Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT), chỉ khác là doanh nghiệp được phân loại nhóm I được tự xác nhận bảng kê; doanh nghiệp thuộc nhóm II do cơ quan hải quan xác nhận.

Trong phân loại, doanh nghiệp đạt tiêu chí nhóm I phải đạt cả 4 tiêu chí: Tuân thủ pháp luật trong việc thành lập và hoạt động ít nhất 1 năm kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp; Tuân thủ quy định pháp luật về nguồn gốc gỗ hợp pháp theo Quy định của Nghị định 102/2020/NĐ-CP và quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản (nay là Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT); Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định 102/2020/NĐ-CP và lưu hồ sơ gốc theo quy định của pháp luật; Không vi phạm đến mức xử lý theo quy định tại Nghị định 102/2020/NĐ-CP (trên 25 triệu đồng). Doanh nghiệp không đạt 1 trong 4 tiêu chí này thuộc doanh nghiệp Nhóm II.

Bài 2: Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Cần có lộ trình phù hợp

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định VPA/FLEGT

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Nếu Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Công tác cảnh báo sớm đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn thay vì bị động khi bị điều tra phòng vệ thương mại mới có thông tin ban đầu.

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Hà Nội nhân rộng mô hình

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Thay vì phải mang theo ví tiền như trước đây, nhiều người dân giờ chỉ cần mang theo điện thoại có kết nối mạng internet mỗi khi đi chợ.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại, theo ý kiến luật sư, doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá.
Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hải Phòng chú trọng thực hiện bán hàng trực tuyến, trên sàn thương mại điện tử để thúc đẩy hoạt động thương mại.
Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng như: Phân bón, kẽm, thiếc, thuốc lá… sẽ có sự thay đổi từ ngày 16/12/2024 theo Nghị định số 144/2024/NĐ-CP.
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 1/11/2024, tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc diễn ra hội thảo "Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc".
Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng trước ngày 1/12/2024.
Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Giá hồ tiêu trong nước liên tục đứng ở mức cao đẩy các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu hồ tiêu từ 3 thị trường chính gồm Brazil, Indonesia và Campuchia.
Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại thông báo gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Mục tiêu các hệ thống phân phối lớn là xây dựng chuỗi giá trị bền vững, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước vừa tạo tiền đề để sản phẩm vươn xa.
Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam gia tăng, theo đó, doanh nghiệp cần tăng cường ứng phó để biến nguy thành cơ.
Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng tuyệt đối không mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để tự bảo vệ quyền lợi ích.
Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Sau 2 ngày livestream tại chương trình “Tự hào hàng Việt” đã thu về 12,7 nghìn đơn hàng cho các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Gia Lai.
Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022).
Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Để sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế cần sự phối hợp, sáng tạo và đổi mới của các cấp, ngành và các chủ thể, hợp tác xã OCOP...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động