Báo Công Thương điện tử, kinh tế, chính trị, xã hội - Kết quả tìm kiếm cho từ khóa "
mỹ nghệ
", chúc bạn tìm được nội dung mong muốn trên https://congthuong.vn/
Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ tăng mạnh
Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ đạt 48,45 triệu USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2021. Gốm sứ tiếp tục là sản phẩm xuất khẩu quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Không gian hội chợ ảo Lifestyle Việt Nam: Mở rộng thị trường cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Mục tiêu của “Không gian hội chợ ảo Lifestyle Việt Nam” là hình thành được cơ sở hạ tầng để tổ chức được một hội chợ ảo có tối thiểu 1.000 gian hàng các sản phẩm thuộc các nhóm ngành thủ công mỹ nghệ, quà tặng và trang trí gia đình trước năm 2025.
Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh: Ghi dấu ấn trong nghề điêu khắc
Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh (làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) được biết đến là người tài hoa trong lĩnh vực điêu khắc, tạc tượng, sơn son thếp vàng, bạc. Ông tham gia làm nghề liên tục từ năm 1981 đến nay, đã sáng tác nhiều tác phẩm mang giá trị cao về nghệ thuật, được ghi nhận với nhiều thành tích.
Hành trình khai mở nghề mỹ nghệ kim hoàn
Ở nước ta, nghề mỹ nghệ kim hoàn đã có từ hàng ngàn năm đã trở thành nghề cổ truyền cùng với bao nghề thủ công khác. Theo sử sách lưu lại, người có công khai sáng nghề kim hoàn là vị Đệ nhất Tổ sư Cao Đình Độ, sinh năm Giáp Thìn (1744), tại làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
Công nghệ giúp nhanh hơn, tốt hơn
Nhờ đầu tư đổi mới công nghệ, năng suất và chất lượng sản phẩm chế tác đá mỹ nghệ của Công ty TNHH Điêu khắc Tấn An (Phú Yên) đã có sự cải thiện đáng kể.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội: Hội tụ và lan tỏa
Cuộc thi thiết kế mẫu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) được triển khai năm 2020 với chủ đề "Tinh hoa sản phẩm TCMN Thủ đô - hội tụ và lan tỏa" đã đem lại hiệu ứng mạnh mẽ. Qua cuộc thi, ngành Công Thương Hà Nội kỳ vọng giúp thúc đẩy phát triển mẫu mã sản phẩm TCMN, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Kết nối cung - cầu hàng thủ công mỹ nghệ: Tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều hoạt động khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm làng nghề, ngành nghề truyền thống theo hướng hiện đại, công nghiệp. Đồng thời, tổ chức các chương trình kết nối cung - cầu nhằm tìm thị trường trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cho những sản phẩm này.
Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt
Nghệ nhân Phạm Đạt là cháu nội Cố nghệ nhân Phạm Văn Huỳnh, tức cụ Cửu Huỳnh nghệ nhân bậc thầy tại làng gốm Bát Tràng. Ngay từ nhỏ, nghệ nhân Phạm Đạt đã lớn lên cùng nghề làm gốm, chứng kiến sự thăng trầm và trực tiếp tham gia vào quá trình làm gốm tại gia đình. Đồng thời, cũng là người khởi xướng khôi phục dòng gốm men rạn từ xa xưa, cho ra đời hàng trăm dòng gốm cao cấp tinh xảo đậm đà bản sắc dân tộc và thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt.
Bền chặt tình yêu với điêu khắc gỗ
Dù mới 37 tuổi, nhưng anh Nguyễn Trần Hiệp - Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Gỗ mỹ nghệ Hiệp Thắng (Châu Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh), tác giả tác phẩm "Quốc sắc thiên hương" - đã được công nhận nghệ nhân trẻ tuổi nhất tỉnh Bắc Ninh nhờ khả năng điêu luyện trong điêu khắc gỗ mỹ nghệ.
Lịch sử các làng nghề mỹ nghệ kim hoàn
Ở nước ta, nghề mỹ nghệ kim hoàn có từ hàng ngàn năm trước, trở thành nghề cổ truyền cùng với bao nghề thủ công khác.
Trải lòng của nghệ nhân về sản phẩm mộc mỹ nghệ thời 4.0
Mộc mỹ nghệ là một môn nghệ thuật, sản phẩm của nó là một tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm mộc công nghiệp là hàng tiêu dùng. Vì vậy, không thể đặt hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt đứng cạnh sản phẩm thủ công mỹ nghệ để so sánh, bởi về bản chất chúng khác nhau.
Hướng đi nào cho hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường châu Âu?
Theo ông Nguyễn Thế Lanh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1, Cục Công nghiệp địa phương, Bộ Công Thương: hướng thâm nhập chủ yếu vào thị trường châu Âu của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) Việt Nam trong thời gian tới là chuyển sang sản xuất các mặt hàng tinh xảo, có mẫu mã độc đáo phù hợp với thị trường…
Hanoi Gift Show 2019: Đưa hàng thủ công mỹ nghệ vươn ra "biển lớn"
Được đánh giá là cơ hội vàng trong việc hỗ trợ xúc tiến hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN), Hanoi Gift Show 2019 tiếp tục được kỳ vọng tạo cầu nối giúp doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu (XK).
Giảm thiểu rủi ro cho làng nghề
Làng nghề hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) của cả nước. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết về chính sách pháp luật, không nắm chắc quy tắc trong thực hiện hợp đồng xuất khẩu khiến không ít doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất tại làng nghề phải chịu những hệ lụy không nhỏ.
Nghề truyền thống ở Thanh Hóa
Sự khó khăn cho đầu ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ dẫn đến một số làng nghề truyền thống của Thanh Hóa, trong đó có chiếu cói Nga Sơn, cót ép Thọ Xuân, không duy trì nổi cuộc sống. "Thời vàng son" của làng nghề giờ chỉ còn trong quá khứ, với nuối tiếc của những người vẫn mặn mà cùng nghề ông cha để lại.
1 2