Thứ năm 07/11/2024 23:33
Công tác dân tộc khu vực Tây Nam bộ

Hướng đến hỗ trợ sinh kế, thích ứng biến đổi khí hậu

Do các nguồn vốn không được cấp đồng bộ nên hầu hết các địa phương khu vực Tây Nam bộ đều gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020. Thời gian tới, việc thực hiện chính sách cần hướng đến phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu…

270 tỷ đồng thực hiện Chương trình 135

Báo cáo tại Hội nghị giao ban công tác dân tộc khu vực Tây Nam bộ tổ chức mới đây tại tỉnh Sóc Trăng, cho thấy: 6 tháng đầu năm 2018, Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố trên địa bàn khu vực Tây Nam bộ đã tích cực, chủ động tham mưu lãnh đạo tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc. Đặc biệt là việc xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị 19-CT/TW về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, Chương trình 135 đã được triển khai đồng bộ trên địa bàn Tây Nam bộ. Toàn khu vực có 109 xã thuộc diện đầu tư của chương trình (95 xã khu vực III, 14 xã biên giới), với tổng kinh phí phân bổ năm 2018 trên 270 tỷ đồng. Trong đó đã thực hiện phân bổ hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trên 194 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất trên 52 tỷ đồng; duy tu bảo dưỡng 11,31 tỷ đồng; nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ sơ sở 11,22 tỷ đồng.

Với đặc trưng sông nước, đồng bào DTTS khu vực Tây Nam bộ rất cần có những chính sách phù hợp để phát triển

Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã được triển khai 9/9 tỉnh, thành phố trong khu vực... Tuy nhiên, do các nguồn vốn không được cấp đồng bộ (vốn đầu tư, vốn sự nghiệp, vốn vay) nên các địa phương gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện. Đến nay, mới có 4 tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang được phân bổ với vốn cho vay là 50 tỷ đồng... Với nguồn vốn hạn chế lại không kịp thời nên đến nay nhiều dự án vẫn chưa thể triển khai.

Với mong muốn các dự án dành cho đồng bào DTTS sớm được triển khai, các địa phương đề nghị Trung ương phân bổ nguồn vốn để hỗ trợ địa phương triển khai thực hiện các Quyết định 2085/QĐ-TTg, Quyết định 1163/QĐ-TTg, Quyết định 1898/QĐ-TTg... Riêng tỉnh Trà Vinh kiến nghị UBDT về chủ trương tiếp tục sử dụng nguồn vốn tồn đọng thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2016 của tỉnh là 4,7 tỷ đồng.

Hiến kế phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị giao ban công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2018 khu vực Tây Nam bộ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: Thời gian tới, UBDT sẽ tiếp tục chỉ đạo Vụ Địa phương III thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm về công tác dân tộc trên địa bàn Tây Nam bộ. Trong đó có nhiệm vụ quan trọng là xây dựng Đề án tiếp nhận nhiệm vụ công tác dân tộc sau khi Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ kết thúc hoạt động.

Về các chính sách dành cho khu vực này, UBDT cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan, xây dựng đề án tổng thể chính sách ưu đãi nhằm phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc Khmer; đào tạo bồi dưỡng cán bộ DTTS vùng đồng bằng sông Cửu Long, giải quyết việc làm, đào tạo nghề; đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn vùng dân tộc; tăng cường tuyên truyền chính sách pháp luật, đưa chính sách của Đảng, Nhà nước vào đời sống của bà con Khmer ngày càng hiệu quả hơn.

Trước những vấn đề còn tồn tại ở vùng đồng bào DTTS khu vực Tây Nam bộ, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến lưu ý các địa phương quan tâm rà soát, xác định đối tượng và nhu cầu thụ hưởng chính sách được tỉnh, thành phố phê duyệt. Bao gồm các nội dung như: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nước sinh hoạt, hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuất. Song song với đó, tiếp tục thực hiện tốt chính sách đối với Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước, các nhà chùa, di tích lịch sử, nhà hoả táng, các trường dân tộc nội trú và cơ sở sinh hoạt cộng đồng trong vùng đồng bào dân tộc…

Trên tinh thần Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến yêu cầu các địa phương cùng UBDT nghiên cứu xây dựng đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer trong thời gian tới, trong đó chú trọng tới yếu tố thích ứng với biến đổi khí hậu.
T.H
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng