Từ hậu quả của bão số 3: Thúc đẩy cam kết đầu tư phát triển bền vững

Từ hậu quả bão số 3 cho thấy, biến đổi khí hậu đang tàn phá hệ sinh thái nặng nề, vì vậy đòi hỏi thúc đẩy cam kết đầu tư vào phát triển bền vững.
Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng, dự báo tốc độ tăng trưởng cả nước chậm lại Bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại nặng nề cho ngành giáo dục

Chìa khóa khắc phục

Cơn bão số 3 vừa qua hình thành từ vùng biển Philippines, quét qua Hải Nam (Trung Quốc) trước khi đổ bộ vào Việt Nam đã gây ra mưa lớn, lũ lụt nghiêm trọng và sạt lở đất, làm hàng trăm người chết và bị thương, hàng nghìn người mất nhà cửa, phá hỏng nhiều cơ sở hạ tầng và nông nghiệp. Đây là minh chứng rõ ràng cho tác hại nghiêm trọng của các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu.

Trong đó, một trong các nguyên nhân chính là không tính toán đầy đủ chi phí xã hội của các hoạt động kinh tế gây hại cho môi trường. Ví dụ, việc phát thải khí nhà kính từ công nghiệp và giao thông vận tải đã gây ra ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu, nhưng các chi phí này không được phản ánh trong giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, người tiêu dùng hiện nay vẫn thiếu thông tin đầy đủ về tác động môi trường của các sản phẩm và dịch vụ mà họ sử dụng. Đơn cử, việc sử dụng nhựa dùng một lần vẫn phổ biến, mặc dù chúng gây hại nghiêm trọng cho môi trường biển. Nhiều doanh nghiệp có xu hướng ưu tiên lợi nhuận ngắn hạn hơn là đầu tư vào công nghệ xanh và bền vững.

Từ hậu quả của bão số 3: Thúc đẩy cam kết đầu tư phát triển bền vững
Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề đối với nhiều địa phương. Ảnh: TTXVN

Để khắc phục các tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, Nhà nước phải đóng vai trò trung tâm và quyết định trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Chính phủ không chỉ là người thiết lập các chính sách và quy định mà còn là người giám sát việc thực thi, bảo đảm rằng các mục tiêu về khí hậu và môi trường được tuân thủ một cách nghiêm túc và hiệu quả.

Chính phủ cần xây dựng các mục tiêu cụ thể và tham vọng để giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Các mục tiêu này phải được lồng ghép vào các chiến lược và kế hoạch phát triển quốc gia. Ví dụ, Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết giảm ít nhất 55% lượng khí thải vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050 thông qua Kế hoạch hành động xanh châu Âu (European Green Deal).

Ngoài ra, việc ban hành các quy định pháp lý chặt chẽ để kiểm soát phát thải từ các nguồn ô nhiễm như xe cộ, nhà máy điện, và các ngành công nghiệp nặng là điều cần thiết. Đồng thời, cần có cơ chế giám sát nghiêm ngặt và chế tài mạnh mẽ để đảm bảo tuân thủ các quy định. Nhiều quốc gia đã áp dụng thuế carbon hoặc hệ thống giao dịch phát thải để khuyến khích giảm thiểu khí thải.

Nhà nước cần đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng xanh như giao thông công cộng thân thiện với môi trường, năng lượng tái tạo như điện mặt trời và điện gió, và các công nghệ lưu trữ năng lượng. Các khoản đầu tư này không chỉ giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch mà còn thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch và tạo ra hàng triệu việc làm mới trong ngành công nghiệp xanh.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có thể huy động và phân bổ các nguồn lực cho doanh nghiệp phát triển các dự án phát triển bền vững, thúc đẩy chuyển giao công nghệ xanh, giúp các doanh nghiệp tiếp cận các giải pháp kỹ thuật hiện đại để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong giáo dục cộng đồng về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Các chương trình giáo dục về môi trường cần được lồng ghép vào hệ thống giáo dục quốc gia, từ cấp tiểu học đến đại học. Ngoài ra, cần đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông nhằm thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân, khuyến khích việc tiết kiệm năng lượng, giảm sử dụng nhựa và tăng cường tái chế.

Vai trò của doanh nghiệp lớn

Doanh nghiệp lớn có khả năng và trách nhiệm lớn hơn trong việc đi tiên phong đối phó với biến đổi khí hậu. Nhiều công ty hàng đầu trên thế giới đã và đang thực hiện các cam kết mạnh mẽ và hành động cụ thể để giảm thiểu tác động đến môi trường.

Như Microsoft cam kết sẽ trung hòa carbon vào năm 2030 và đặt mục tiêu loại bỏ tất cả lượng carbon mà công ty đã phát thải kể từ khi thành lập năm 1975, vào năm 2050. Họ đầu tư 1 tỷ USD vào Quỹ Đổi mới Khí hậu để phát triển các giải pháp công nghệ giảm phát thải và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo trong toàn bộ chuỗi cung ứng của mình.

Unilever cũng đã cam kết giảm một nửa lượng khí thải nhà kính từ sản phẩm của mình vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2039. Công ty đã chuyển đổi sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong sản xuất, giảm lượng nhựa và thúc đẩy nông nghiệp bền vững.

Tesla với các dòng xe điện hiệu suất cao và các sản phẩm năng lượng tái tạo như tấm pin mặt trời và pin lưu trữ năng lượng quy mô lớn, đang giúp giảm đáng kể lượng khí thải toàn cầu. IKEA cam kết trở thành "công ty có tác động tích cực tới khí hậu" vào năm 2030, sử dụng 100% vật liệu tái chế hoặc tái tạo trong tất cả sản phẩm và bao bì, đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo.

Vingroup - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam đã và đang thực hiện những bước đi mạnh mẽ để góp phần vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Thông qua thương hiệu VinFast – nhà sản xuất xe điện đầu tiên của Việt Nam, Vingroup đã cho ra mắt hàng loạt các mẫu xe điện thân thiện với môi trường, từ xe máy điện đến ô tô điện, nhằm giảm thiểu đáng kể lượng khí thải CO2 từ phương tiện giao thông.

Tăng cam kết và thực hiện cam kết

Mặc dù đã có những thỏa thuận quốc tế như Hiệp định khí hậu Paris, cam kết của các quốc gia vẫn còn chưa đồng đều và thiếu nhất quán. Một số quốc gia, đặc biệt là những nước phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, chưa cam kết đủ mạnh để giảm phát thải.

Trong khi đó, cam kết của các nước phát triển trong việc cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ các nước đang phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu vẫn chưa được thực hiện đầy đủ (UNFCCC 2017). Các quốc gia cần tăng cường hợp tác, thực hiện đầy đủ cam kết tài chính và hỗ trợ công nghệ, để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến này.

Việt Nam có thể học hỏi từ các kinh nghiệm quốc tế để xây dựng và thực thi các chính sách phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước như áp dụng thuế carbon và cơ chế định giá carbon. Theo đó, Việt Nam có thể triển khai thuế carbon hoặc cơ chế định giá carbon như hệ thống giao dịch phát thải để thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững hơn.

Đầu tư vào năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng xanh. Cụ thể, đẩy mạnh đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo và khuyến khích các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến; xây dựng chính sách quản lý chất thải và kinh tế tuần hoàn. Theo đó, Việt Nam cần có quy định chặt chẽ hơn về quản lý chất thải, khuyến khích tái sử dụng và tái chế, cùng với các chương trình giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn.

Thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp bền vững, thông qua việc hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang các phương pháp canh tác bền vững hơn, đồng thời khuyến khích ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp.

Cùng với đó là giáo dục và nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Đó là tăng cường giáo dục về biến đổi khí hậu và môi trường trong các trường học và cộng đồng, kết hợp với các chiến dịch truyền thông rộng rãi. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ, thông qua việc tiếp tục hợp tác với các đối tác quốc tế để tiếp cận công nghệ tiên tiến và thu hút nguồn tài chính hỗ trợ.

Nguyễn Cảnh Cường - Nguyên Tham tán thương mại tại Vương quốc Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng dù là vì lý do gì, hành hung nhân viên y tế khi đang làm nhiệm vụ là không thể chấp nhận.
Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Với nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, Nghị quyết 68-NQ/TW đã truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Hào khí dân tộc nâng bước doanh nghiệp Việt Nam phát triển

Hào khí dân tộc nâng bước doanh nghiệp Việt Nam phát triển

Từ hào khí của dân tộc, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển bứt phá, tạo nên những thành tựu mới cho đất nước.
Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa và lan tỏa hàng Việt qua sức mạnh của người lao động.
Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao chính sách giảm thuế VAT thời gian qua. Các chính sách thuế phù hợp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất kinh doanh.

Tin cùng chuyên mục

Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Trong cuộc chiến bảo vệ đất nước, nhân dân Việt Nam luôn có bạn bè quốc tế sát cánh, trong đó có người dân Thụy Điển.
Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam mạnh mẽ sải bước trong lễ duyệt binh của đại lễ 30/4 đã thắp lên niềm tin về một thế hệ trẻ đầy khát vọng, vươn xa...
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Những hình ảnh về hợp luyện lễ diễu binh, hình ảnh bình dị gắn với Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam... khiến mỗi người xem trào dâng cảm xúc, tự hào.
Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt xúc động khi nhớ về giây phút thiêng liêng ngày 30/4/1975.
Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh bày tỏ mong muốn Báo Công Thương tiếp tục đồng hành, thúc đẩy phát triển vùng cao, vùng biên, kinh tế biên mậu.
Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

“Vừa chạy, vừa xếp hàng” sắp xếp xã, phường, TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam luôn lắng nghe ý kiến của người dân - minh chứng sinh động của việc được lòng dân.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh chia sẻ với Báo Công Thương về hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động thực chất cho người dân.
PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

“Khát vọng hòa bình không chỉ là mong ước, mà là cốt cách của người Việt từ bao đời”. Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Danh Tiên, nhà nghiên cứu lịch sử Đảng.
Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Doanh nghiệp tư nhân đang trở thành lực lượng chủ lực, góp phần nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam bằng đổi mới sáng tạo, chất lượng sản phẩm.
Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả giúp Việt Nam kích thích tiêu dùng nội địa, qua đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Theo ĐBQH Bùi Hoài Sơn, sau ngày thống nhất, văn hóa đã đóng vai trò cầu nối, giúp hàn gắn những vết thương chiến tranh, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết.
Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất là xây dựng chính quyền cấp xã tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, chủ động hướng về nhân dân...
Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Những viên thuốc giả được đóng gói tinh vi, tung ra thị trường như “thần dược” chữa xương khớp khiến người tiêu dùng sập bẫy.
Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ là công cụ then chốt để Việt Nam điều phối hài hòa giữa hội nhập và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng 'đi lùi' trong thời đại số

Thanh toán không dùng tiền mặt đã phổ biến với nhiều tiện ích, nhưng vẫn có một số quán ăn dù ở thành phố lớn vẫn treo biển “không nhận chuyển khoản”…
Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, bên cạnh tranh thủ cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ nội lực.
Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Từ bảng xếp hạng FTA Index 2024 cho thấy nhiều địa phương vẫn loay hoay với các Hiệp định thương mại tự do và các chỉ số đạt được chưa cao.
Mobile VerionPhiên bản di động