Thứ hai 23/12/2024 01:24

Hợp tác chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản

Doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư tại Hanssip, cùng nhau hợp tác chuỗi công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản nhằm khai thác thị trường rất tiềm năng này.

Ngày 15/7, tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) đã diễn ra lễ trao chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp Nhật Bản và hợp tác chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản.

Đại diện Thành phố Hà Nội, ông Lê Quang Long – Trưởng ban Quản lý Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Onaga (Nhật Bản)

Cụ thể, đại diện Thành phố Hà Nội, ông Lê Quang Long – Trưởng ban Quản lý Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội (Hanssip) đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Onaga (Nhật Bản), hỗ trợ Onaga sớm hoàn thiện nhà máy đang xây dựng tại Hanssip để đưa vào sản xuất đợt 1 năm 2023 các linh kiện máy bay, sản phẩm ứng dụng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ - máy bay - tàu biển - tàu shinkansen - ô tô; Hanssip cũng đã trao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Phát triển Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản (IDS Co.,Ltd).

Lễ ký hợp đồng, thoả thuận hợp tác tư vấn hỗ trợ, chuyển giao công nghệ giữa Onaga – Công ty IDS với nhóm các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đợt 1 gồm: Công ty CP Sản xuất và phát triển công nghiệp Việt Nhật (Indema); Công ty CP Bách Liên (VietMRO); Công ty CP xây lắp và thiết bị công nghiệp Mekamic; Công ty TNHH Cơ khí chính xác Hà Nội CNC; Công ty TNHH Cơ điện Lê Minh… cũng đã được diễn ra.

Lễ ký hợp đồng, thoả thuận hợp tác tư vấn hỗ trợ, chuyển giao công nghệ giữa Onaga – Công ty IDS với nhóm các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Phát biểu tại Lễ trao chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp Nhật Bản và hợp tác chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản, ông Matsumoto Izumi - Bí thư thứ nhất - Đại diện Đại sứ quán Nhật Bản – cho biết, Onaga là doanh nghiệp lâu năm tại Nhật Bản thuộc vùng Kobe, với các linh kiện cơ khí chế tạo được ứng dụng trong các lĩnh vực hàng không, ô tô, tàu điện, robot, máy sản xuất thiết bị bán dẫn... Việc Onaga đầu tư vào khu công nghiệp Hanssip trong lĩnh vực cơ khí chế tạo công nghệ cao hoàn toàn phù hợp với chủ trương hợp tác phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ giữa Việt Nam và Nhật Bản.

“Với các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của Chính phủ Việt Nam, sự hỗ trợ của khu công nghiệp đối với việc đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép dự án và thành lập doanh nghiệp, sẽ tạo đà thuận lợi hơn rất nhiều cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác của Nhật Bản tìm đến, đầu tư tại khu công nghiệp Hanssip của Việt Nam để cùng chung tay phát triển sự hợp tác trong ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản”, ông Matsumoto Izumi chia sẻ.

Về phía lãnh đạo Hà Nội, ông Lê Quang Long – Trưởng ban Quản lý Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội – đánh giá, Công ty Onaga Nhật Bản là nhà sản xuất công nghệ cao cho linh kiện các ngành hàng không, vũ trụ, ô tô, máy nông ngư nghiệp, chế biến chế tạo công nghệ mới….. Việc doanh nghiệp này đầu tư tại khu công nghiệp Hanssip là bước khởi đầu rất tốt, tạo tiền đề cho nhóm hàng trăm doanh nghiệp cùng ngành nghề vùng Kobe – Nhật Bản sang đầu tư sản xuất tại khu công nghiệp này.

Bên cạnh đó, việc Công ty Onaga hợp tác với các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội, đồng thời, chuyển giao công nghệ, ủy thác chứng chỉ sản xuất toàn cầu, quản trị quy trình sản xuất, đào tạo công nhân kỹ thuật tay nghề cao, tư vấn đầu tư – kinh doanh…. cho các doanh nghiệp Việt Nam chính là cụ thể hóa chiến lược công nghiệp hóa Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác với Nhật Bản mà Chính phủ hai nước đã đề ra.

Ông Lê Quý Khả - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội – cũng đánh giá, với việc trao chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp Nhật Bản và hợp tác chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản là minh chứng thực tế nhất cho việc cụ thể hoá chủ trương của Chính phủ 2 nước và thành phố Hà Nội đã giao cho chúng tôi, cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Thủ đô thực hiện.

Đồng thời đề nghị Chính phủ 2 nước, các cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm hỗ trợ, đưa ra các chính sách phù hợp hơn nữa cho giai đoạn hiện tại và tương lai để cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam cùng nhau hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, chiếm lĩnh thị phần hàng trăm tỷ USD linh kiện phải nhập về Việt Nam hàng năm và tiến tới tham gia chuỗi sản xuất Nhật Bản và toàn cầu.

Là doanh nghiệp đầu tư vào Hanssip lần này, ông Onaga – Chủ tịch công ty Onaga – cho biết, doanh nghiệp Nhật Bản có lợi thế công nghệ cao và nhiều kinh nghiệm trong ngành công nghiệp phụ trợ, do đó, có thể hỗ trợ giúp Việt Nam phát triển công nghiệp phụ trợ và giúp xâm nhập được vào chuỗi cung ứng sản phẩm phụ trợ của Nhật Bản và chuỗi cung ứng toàn cầu. "Thị trường Việt Nam còn rất tiềm năng. Hiện nay hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 100 tỉ USD linh kiện các loại ô tô, xe máy, máy móc các loại. Thông qua mối quan hệ hợp tác này, chúng tôi rất mong muốn hỗ trợ Việt Nam chuyển thành nước thu nhập trung bình từ nước thu nhập thấp", ông Onaga chia sẻ.

Ông Onaga cũng đề xuất với thành phố Hà Nội có thêm nhiều hơn các chính sách ưu đãi tốt nhất cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản, đồng thời, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư cho nhà đầu tư Nhật Bản muốn vào khu công nghiệp Hanssip. “Thành phố Hà Nội và các cấp ngành sẽ tạo điều kiện để khu công nghiệp Hanssip trở thành khu công nghiệp hiện đại bậc nhất trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, chuyên sâu trong ngành công nghiệp phụ trợ đạt 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc”, ông Onaga chia sẻ thêm.

Ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội – đánh giá: Sự kiện hôm nay sẽ góp phần cụ thể hóa việc thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản được tổ chức tại Hanssip. Đây cũng kỳ vọng sẽ là điểm khởi đầu cho chuỗi hàng trăm doanh nghiệp vùng Kobe nói riêng và Nhật Bản nói chung sẽ sang đầu tư sản xuất tại Hanssip và chuỗi các khu công nghiệp chuyên sâu cho công nghiệp hỗ trợ - công nghệ cao do Tập đoàn N&G đầu tư phát triển tại ba miền Bắc - Trung - Nam của Việt Nam. Đồng thời, hỗ trợ hợp tác chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam để sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ vô cùng quan trọng này.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN