Thứ năm 14/11/2024 10:22

Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Yên - Từ niềm tin cộng đồng đến những giá trị tốt đẹp

Những năm gần đây, nhờ sự linh hoạt trong vận động nguồn lực, Hội Chữ thập đỏ huyện miền núi Tân Yên (Bắc Giang) đã giúp hàng ngàn hộ dân có thêm những căn nhà mới, những cặp bò giống sinh sản khỏe mạnh…, từ đó tập trung phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Gần 3 năm trước, mỗi khi mưa to gió lớn, mẹ con chị Nguyễn Thị Quyên (thôn Bỉ, xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên) lại thường trực nỗi lo nhà sập bất cứ lúc nào. Chị Quyên là người khiếm thị bẩm sinh, đơn thân nuôi con nên cuộc sống rất khó khăn. Nhờ có “ngân hàng địa chỉ nhân đạo” có sẵn và cập nhật thường xuyên, các cấp Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Yên đã kêu gọi được nhiều sự trợ giúp để giới thiệu những hoàn cảnh khó khăn như chị Quyên tới với chương trình hỗ trợ phù hợp.

Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Yên trao kinh phí hỗ trợ cho bà Lương Thị Sáu

Tương tự như chị Quyên, nhà bà Lương Thị Sáu (thôn Đông La, xã Quế Nham) cũng xuống cấp nhiều năm nay nhưng chưa có điều kiện cải tạo lại. Bà Sáu là thân nhân liệt sĩ, hoàn cảnh rất vất vả. Thấu hiểu khó khăn từ gia đình bà, Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Yên đã trao gần 200 triệu đồng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà nhân đạo cho bà Sáu.

Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Yên cho biết, xác định vận động nguồn lực là một trong những nhiệm vụ then chốt quyết định thành công của công tác Hội và phong trào chữ thập đỏ tại địa phương, 5 năm qua, Hội Chữ thập đỏ các cấp huyện Tân Yên đã sử dụng hiệu quả nhiều hình thức vận động khác nhau, từ kêu gọi trực tiếp đến gián tiếp. Tùy nội dung, mức độ và quy mô của chương trình, cán bộ Hội căn cứ vào đó lựa chọn giải pháp phù hợp như: Viết thư ngỏ gửi đến các tổ chức, cá nhân; phối hợp với cơ quan báo chí, truyền hình làm phóng sự, viết bài kêu gọi, làm hồ sơ gửi đến các tổ chức từ thiện để xin xét duyệt hỗ trợ…

Song song với việc vận động nguồn lực, các cấp Hội Chữ thập đỏ ở Tân Yên thường xuyên rà soát kịp thời các đối tượng khó khăn cần giúp đỡ. Những hộ khó khăn đưa ra bình xét, kêu gọi sự giúp đỡ được thực hiện công khai minh bạch, đảm bảo đúng người, đúng đối tượng. Quá trình rà soát thực hiện bằng việc tìm hiểu, xác minh qua nhiều kênh thông tin và đảm bảo sự thật về mức độ khó khăn.

Với cách làm bài bản, trách nhiệm này, hoạt động nhân đạo ở Tân Yên đã tạo được niềm tin của cộng đồng và ngày càng thu hút nhiều cá nhân, tổ chức cùng tham gia, góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong xã hội, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội tại địa phương.

Đặc biệt, nhờ tăng cường phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương như Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Cựu chiến binh… Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Yên và các đoàn thể đã xây tặng được nhiều ngôi nhà Mái ấm tình thương, Nhà tình nghĩa, Nhà đại đoàn kết; giới thiệu đối tượng công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cho tổ chức công đoàn để được xét duyệt xây nhà Mái ấm công đoàn, giúp nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn sớm ổn định cuộc sống.

Theo lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Yên, trong quá trình thực hiện các hoạt động nhân đạo, đơn vị gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ sự tâm huyết của các cán bộ hội; sự công khai, minh bạch trong vận động, trao tặng… càng ngày, Hội càng tạo được niềm tin với các nhà hảo tâm; số tiền, số đơn vị và cá nhân tham gia ủng hộ, hỗ trợ Hội theo đó cũng tăng lên.

Với những đổi mới trong tư duy, chủ động vận động các nguồn lực khác nhau, chọn cách hỗ trợ hiệu quả, phù hợp với thực tế địa phương… các cấp Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Yên không chỉ thực hiện tốt vai trò của mình mà ngày càng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. 

Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập