Chủ nhật 29/12/2024 09:06

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

Khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ liên quan...

Trong bối cảnh xu thế phát triển bền vững và biến đổi khí hậu tác động ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu tài chính cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn lực hiện tại dành cho lĩnh vực này vẫn còn tương đối hạn chế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là hành lang pháp lý chưa hoàn thiện.

Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Pham Ngoc Khang - Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam​ về vấn đề này.

Ông Pham Ngoc Khang - Tổng Giám đốc, Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam​. Ảnh: Quốc Chuyển

Ông có thể chia sẻ về những sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh nào Home Credit đang triển khai tại Việt Nam?

Hiện tại, Home Credit Việt Nam đã có một số hoạt động nhằm thúc đẩy các giải pháp /chu-de/tai-chinh-xanh.topic và tiêu dùng bền vững cho khách hàng. Tôi có thể điểm qua một vài nhóm sáng kiến như sau:

Giải pháp tài chính cho sản phẩm xanh: Những năm gần đây, chúng tôi đã hợp tác với các đơn vị bán lẻ và các nhà sản xuất sản phẩm xanh tại Việt Nam nhằm cung cấp các giải pháp tài chính ưu đãi cho các sản phẩm thân thiện với môi trường như xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện... Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng phối hợp dịch vụ với các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ tại các tỉnh/thành để hỗ trợ tài chính cho các sản phẩm secondhand chất lượng. Với chúng tôi, việc này giúp các sản phẩm xanh trở nên dễ tiếp cận, hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh so với những sản phẩm khác.

Số hóa 100% dịch vụ với khách hàng: 100% các quy trình dịch vụ với khách hàng của chúng tôi đều được số hóa hoàn toàn, bao gồm toàn bộ các khâu trong hành trình khách hàng từ đăng ký khoản vay, thẩm định cho tới quản lý khoản vay.

Bên cạnh đó, các sản phẩm của chúng tôi cũng thể hiện tinh thần chuyển đổi số một cách toàn diện. Ví dụ như như sản phẩm mua trước trả sau Home PayLater, đồng hành cùng khách hàng trong cuộc sống hàng ngày từ những khoản chi tiêu nhỏ nhất, giúp giải pháp tài chính trở nên tiện lợi và dễ tiếp cận hơn đối với các đối tượng khách hàng đa dạng, đặc biệt là các bạn trẻ.

Với việc áp dụng công nghệ số vào sản phẩm và quy trình, chúng tôi không chỉ mang đến cho khách hàng trải nghiệm liền mạch, mà còn giúp giảm tác động tiêu cực lên môi trường từ những từ hoạt động kinh doanh.

Hỗ trợ chuyển đổi sinh kế bền vững: 10 năm trở lại đây, chúng tôi triển khai sáng kiến hỗ trợ cộng đồng Home for Life. Qua đó, chúng tôi cung cấp vốn tài chính cho các phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước có ý tưởng sản xuất kinh doanh xanh. Đồng thời, tổ chức các lớp đào tạo kiến thức quản lý tài chính và phối hợp với các đối tác cung cấp kiến thức và kỹ năng về sinh kế bền vững cho các hộ dân này. Từ đó, chương trình của chúng tôi đã giúp rất nhiều phụ nữ trên cả nước nâng cao thu nhập, chuyển đổi sinh kế theo hướng xanh, bền vững hơn.

Công tác tư vấn và hỗ trợ khách hàng tiếp cận tài chính xanh được Home Credit chú trọng. Ảnh: Home Credit

Khi triển khai các sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh, Home Credit nói riêng và ngành tài chính tiêu dùng nói chung đã gặp phải những khó khăn, thách thức gì, thưa ông?

Thách thức đầu tiên là chưa có cơ chế, quy định riêng về tài chính xanh với đặc thù của ngành tài chính tiêu dùng: Hiện tại, các quy định và khung đánh giá các tiêu chí cấp tín dụng xanh chủ yếu dành cho các dự án lớn, dự án công nghiệp, dự án thương mại chứ chưa có quy định liên quan đến tín dụng xanh dành cho mục đích cho vay tiêu dùng cá nhân.

Do đó, các hoạt động của chúng tôi hiện đang được thực hiện chủ yếu dựa trên ý chí và định hướng về phát triển bền vững của doanh nghiệp, chứ chưa thể mở rộng quy mô hỗ trợ tín dụng xanh cho người tiêu dùng, cũng như chưa thể đo lường và đánh giá được hiệu quả chính xác của tài chính xanh trong lĩnh vực tiêu dùng.

Thách thức thứ hai là nhận thức và nhu cầu của người tiêu dùng còn hạn chế: Nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn hoặc nhóm chưa tiếp cận đầy đủ tài chính, chưa nhận thức được toàn diện lợi ích của các sản phẩm xanh và thường vẫn còn xu hướng ưu tiên chi phí hơn tính bền vững.

Điều này đòi hỏi chúng tôi phải đầu tư đáng kể vào các chiến dịch giáo dục và nâng cao nhận thức để thúc đẩy nhu cầu đối với các giải pháp tài chính xanh.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông có đề xuất gì với cơ quan quản lý nhà nước để tín dụng xanh (trong đó có tín dụng cá nhân) phát triển tương xứng với tiềm năng hơn 100 triệu dân của Việt Nam?

Chúng tôi xin đề xuất 2 giải pháp để thúc đẩy tín dụng xanh với thị trường tiêu dùng trong nước với nhiều tiềm năng như sau:

Về phía cơ quan quản lý có thể cân nhắc xây dựng một cơ chế riêng cho các khoản tín dụng tiêu dùng xanh, các khoản vay hỗ trợ sinh kế và phát triển bền vững. Đồng thời, có thể đưa ra các hướng dẫn chi tiết hơn về các đối tượng, danh mục và phạm vi được nhận các khoản tín dụng này.

Bên cạnh đó, cần xây dựng khung đánh giá, đo lường hiệu quả của tài chính tiêu dùng xanh cũng như các khoản cho vay hỗ trợ sinh kế và phát triển bền vững cho khách hàng cá nhân.

Xin cảm ơn ông!

Thảo Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ