Chủ nhật 27/04/2025 07:42

Hoa Kỳ tăng nhập khẩu rau quả chế biến từ thị trường Việt Nam

Thị phần nhập khẩu chủng loại hàng rau quả chế biến (mã HS 20) của Việt Nam tăng trong tổng trị giá nhập khẩu Hoa Kỳ.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ cho biết, nhập khẩu hàng rau quả chế biến (HS 20) của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 3,7%/năm. Bất chấp đại dịch Covid-19 bùng phát, nhập khẩu hàng rau quả chế biến của Hoa Kỳ trong năm 2020 đạt 8,6 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2019. 9 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hàng rau quả chế biến của Hoa Kỳ đạt 7,4 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.

Hoa Kỳ tăng nhập khẩu rau quả chế biến từ thị trường Việt Nam

Việt Nam là thị trường cung cấp hàng rau quả chế biến lớn thứ 11 cho Hoa Kỳ trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch đạt 171,9 triệu USD, tăng 49,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 2,3% tổng trị giá nhập khẩu, tăng 0,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ nhập khẩu chủng loại quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác… (HS 2008) và các loại nước ép trái cây (kể cả hèm nho) và nước rau ép, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường chất làm ngọt khác (HS 2009) với trị giá chiếm tỷ trọng cao nhất.

Hoa Kỳ nhập khẩu 2 chủng loại quả này chủ yếu từ thị trường Mexico, Thái Lan, Trung Quốc và Canada. Đây cũng là 2 chủng loại chính Việt Nam cung cấp cho thị trường Hoa Kỳ. Trong đó, trị giá nhập khẩu chủng loại HS 2008 đạt 10,9 triệu USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2020; trị giá nhập khẩu chủng loại HS 2009 đạt 7,6 triệu USD, tăng 111,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu 2 chủng loại này từ Việt Nam chỉ chiếm 4% tổng trị giá nhập khẩu 2 chủng loại này của Hoa Kỳ.

Tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ trong nhập khẩu hàng rau quả chế biến từ Việt Nam ở mức cao, cho thấy các sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam đang dần đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn rất thấp, do đó cơ hội để các doanh nghiệp tăng xuất khẩu hàng rau quả chế biến tới thị trường Hoa Kỳ là rất lớn. Để mở rộng thị phần tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư dây chuyền chế biến hiện đại để sản xuất các chủng loại hàng rau quả chế biến đúng yêu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng