Thứ năm 10/04/2025 20:04

Hoa Kỳ rà soát hành chính thuế chống bán phá giá mật ong của Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã có thông báo khởi xướng rà soát hành chính lần thứ nhất về thuế chống bán phá giá mật ong của Việt Nam.

Theo đó, việc rà soát hành chính thuế chống bán phá giá mật ong của Việt Nam dựa trên cơ sở đơn đề nghị rà soát của nguyên đơn, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong của Việt Nam.

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, thời kỳ rà soát là từ ngày 25 tháng 8 năm 2021 đến ngày 31 tháng 5 năm 2023. Danh sách rà soát dự kiến gồm các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ. Doanh nghiệp nào trong danh sách này không xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ trong thời kỳ rà soát phải thông báo cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng rà soát (dự kiến đến ngày 2 tháng 9 năm 2023).

Theo quy định, trong vòng 35 ngày kể từ ngày công bố khởi xướng rà soát (dự kiến ngày 7 tháng 9 năm 2023), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) sẽ tiến hành lựa chọn các doanh nghiệp làm bị đơn bắt buộc trong vụ việc dựa trên lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp từ cao tới thấp theo số liệu của CBP. Ngoài ra, trong vòng 90 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng rà soát, các bên có thể rút đơn yêu cầu rà soát của mình (dự kiến ngày 01 tháng 11 năm 2023).

Theo Cục Phòng vệ thương mại, đối với một số quốc gia mà Hoa Kỳ coi là nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam, để có thể hưởng thuế suất riêng rẽ, doanh nghiệp phải nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ trong vòng 30 ngày kể từ ngày khởi xướng rà soát (dự kiến đến ngày 02 tháng 9 năm 2023). Trường hợp các doanh nghiệp không nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ và không được chọn làm bị đơn bắt buộc, doanh nghiệp có thể bị áp một mức thuế suất toàn quốc.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) dự kiến ban hành kết luận rà soát muộn nhất vào ngày 30 tháng 6 năm 2024. Trong thời gian tới, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ yêu cầu các bên cung cấp thông tin để chọn nước làm giá trị thay thế cho Việt Nam, bản câu hỏi Lượng và Giá trị và bản câu hỏi dành cho các bị đơn bắt buộc.

Trước đó, ngày 14 tháng 5 năm 2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra chống bán phá giáđối với mật ong Việt Nam. Ngày 17 tháng 11 năm 2021, DOC ban hành kết luận sơ bộ và áp thuế mật ong Việt Nam từ 410,93% đến 413,99%.

Ngày 8 tháng 4 năm 2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng, theo đó biên độ bán phá giá của Việt Nam được giảm rất mạnh, khoảng 7 lần so với kết luận sơ bộ, xuống còn 58,74%-61,27% nhờ điều chỉnh một phần phương pháp tính toán theo đề nghị của Việt Nam.

Tháng 6 năm 2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành lệnh áp thuế chống bán pjá giá chính thức từ 58,74% đến 61,27% với sản phẩm mật ong Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong 05 năm kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2022 và sẽ tiến hành rà soát hành chính thuế chống bán phá giá hàng năm.

Thông báo xem tại đây

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

SaigonTex - SaigonFabric 2025 mở ra cơ hội giao thương cho ngành dệt may

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Bí quyết đưa mật ong Tam Đảo vươn tầm quốc tế

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Việt Nam cập nhật về quy tắc xuất xứ tại WTO

Cầu đối thoại đã bắc qua biển thuế