Chủ nhật 11/05/2025 05:34

Hàng Việt về khu công nghiệp, khu chế xuất

Với khoảng 4 triệu công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hóa của khu vực này rất lớn. Thông qua việc xây dựng các mô hình, kết nối cung ứng hàng hóa Việt bền vững… là hoạt động trọng tâm của Bộ Công Thương trong năm 2018 nhằm đẩy mạnh đưa hàng Việt về các KCN, KCX.

Kỳ I: Đáp ứng mong muốn của người lao động

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thăm gian hàng tại Hội nghị tuyên truyền phổ biến các mô hình cung ứng hàng hóa tại KCN, KCX

Thu nhập có hạn, thời gian mua sắm không nhiều nên việc mua được các sản phẩm chất lượng, giá phải chăng luôn là mong muốn của công nhân các KCN, KCX.

Đi chợ cùng công nhân

Những ngày tháng 9 nắng vàng như mật, trong không khí cả nước thi đua lao động sản xuất lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, đoàn công tác chúng tôi về với Hà Nam, nơi tập trung rất nhiều KCN lớn để… đi chợ cùng với công nhân.

Vui vẻ dành cho chúng tôi một ngày, từ 5h sáng, chị Nguyễn Trâm Anh - công nhân may tại KCN Đồng Văn (Hà Nam) dẫn chúng tôi đến khu chợ của thị trấn Hòa Mạc để mua sắm. Chị chia sẻ, là bà mẹ của 3 cô con gái, và cũng là lao động chính trong gia đình công việc hàng ngày của chị luôn tất bật. Chị chia sẻ, trước đây, sáng sớm mỗi ngày, chị thường tranh thủ thời gian dậy sớm, mua thực phẩm từ chợ của thị trấn Hòa Mạc, hoặc tranh thủ sau giờ làm chiều để mua sắm. Tuy nhiên, thực phẩm sau giờ làm chiều thường không tươi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chưa kể, với những ngày phải tăng ca, chị gần như không có thời gian mua sắm.

“Giống như nhiều chị em ở công ty, tôi chỉ mong có một điểm mua sắm hàng hóa gần công ty với giá cả phải chăng, chất lượng tốt. Nếu được, có thể giảm giá hoặc cho phép chúng tôi trả vào kỳ lương” - chị Nguyễn Trâm Anh tâm sự.

Mặc dù ủng hộ cho hàng Việt Nam, song chị Đặng Thị Khiện - công nhân tại Công ty Than Hà Lầm (Quảng Ninh) - cho biết, có những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, hoặc đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các sản phẩm như quần áo, giày dép… của Việt Nam chưa thực sự đa dạng về mẫu mã, giá còn cao so với đồng lương công nhân.

Ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó trưởng Ban Tuyên giáo (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) - cho hay, hiện người lao động làm việc tại KCN, KCX vào khoảng 4 triệu người trên tổng số 20 triệu công nhân trên cả nước, nhiều doanh nghiệp (DN) có số lượng lao động lớn. Để nâng cao ý thức tiêu dùng hàng hóa Việt cho công nhân, thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam rất quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm Việt Nam. Chương trình tự hào trí tuệ Việt Nam được tổ chức nhằm tôn vinh những sản phẩm do lực lượng công nhân lao động làm ra. Nhằm mục đích hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hàng năm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đều có văn bản gửi tới các cấp công đoàn, vận động đoàn viên công đoàn ưu tiên sử dụng sản phẩm của Việt Nam, vì ủng hộ hàng Việt Nam chính là thêm cơ hội củng cố việc làm của chính công nhân. Nhờ đó, nhận thức của người lao động về ưu tiên sử dụng sản phẩm trong nước dần được nâng cao.

Doanh nghiệp vào cuộc

Thời gian qua, thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, các địa phương đã tổ chức được hơn 3.000 đợt bán hàng về nông thôn, KCN, KCX. Đây là hoạt động thường niên, mang lại hiệu quả rõ nét.

Bà Nguyễn Thị Phương - Giám đốc Big C khu vực phía Bắc - chia sẻ, hưởng ứng chương trình, Big C đã tổ chức nhiều buổi bán hàng lưu động tại các khu vực tập trung nhiều KCN, như: Ninh Bình, Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… Hàng hóa đưa về khu vực này chủ yếu là hàng thiết yếu, mẫu mã đa dạng, giá cả phải chăng. Big C cũng song song tổ chức các chương trình giảm giá, tặng quà nên hầu hết các chương trình thu hút rất đông công nhân đến mua sắm.

Giám đốc Công ty TNHH Sài Gòn Co.op Hà Nội - bà Nguyễn Kim Dung - cho biết đưa hàng Việt về nông thôn, KCN, KCX là chương trình xuyên suốt kể từ khi Co.op Hà Nội được thành lập. Mỗi năm, Co.op tổ chức tối thiểu 10-12 chuyến. Tại đây, 100% hàng hóa được bán cho người tiêu dùng với giá gốc. Người tiêu dùng còn được hỗ trợ thêm từ các chương trình khuyến mãi như tặng quà kèm theo, tích điểm… “Do bán giá gốc nên các chương trình hầu như không mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho DN. Nhưng xác định đây là hoạt động ý nghĩa, đồng thời góp phần xây dựng và quảng bá thương hiệu cho DN nên Co.op luôn chú trọng triển khai. Từ các hoạt động đó, đối tượng người tiêu dùng là công nhân cũng biết đến và ưu tiên hơn trong sử dụng hàng hóa Việt Nam tại hệ thống Co.op Mart” - bà Nguyễn Kim Dung nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Việc tổ chức những chuyến đưa hàng Việt về KCN, KCX mang lại hiệu quả kép khi một mặt nhằm phục vụ công nhân, mặt khác đã giúp DN nắm bắt tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của người lao động, thay đổi mẫu mã sản phẩm phù hợp, thay đổi định hướng kinh doanh, duy trì đà tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường nội địa trước sự cạnh tranh của DN nước ngoài.

Kỳ II: Nỗ lực để “bám rễ” sâu hơn

Phương Lan - Việt Nga - Đức Long

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh: Thêm 6 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng tầm giá trị của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 20 sản phẩm OCOP phân hạng 4 sao

Nước mắm Lê Gia đạt chứng nhận OCOP 5 sao quốc gia

Đà Nẵng: Người lao động háo hức đi Chợ Tết Công đoàn

Lan toả tinh thần sản xuất, phân phối thực phẩm an toàn

Bộ Công Thương tăng cường thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Tập trung đầu tư để sản phẩm OCOP Quảng Bình khẳng định được thương hiệu

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam