Thứ năm 28/11/2024 19:06

Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng 1 đạt 62 triệu USD, tăng 45% so cùng kỳ, trong đó Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất đạt 26 triệu USD.

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng đầu năm đạt 62 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái, một tín hiệu tốt của ngành thủy sản đầu năm 2024.

Trong cơ cấu sản phẩm mực, bạch tuộc xuất khẩu, mực chiếm 57% tỷ trọng, đạt 35 triệu USD trong khi đó bạch tuộc chiếm 43%, đạt 27 triệu USD.

Hàn Quốc là thị trường lớn nhất của mực, bạch tuộc Việt Nam trong nhiều năm qua, đồng thời ghi nhận tăng trưởng mạnh trong tháng 1. Cụ thể nước ta xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc đạt 26 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm trước.

Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam đạt 26 triệu USD

Vụ xả nước thải hạt nhân của Nhật Bản có tác động, làm giảm nhu cầu nhập khẩu hải sản của Hàn Quốc từ Nhật Bản. Hàn Quốc không ban hành lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản nhưng tăng cường kiểm tra hàng từ Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Trung Quốc là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn nhất cho Hàn Quốc. Lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản của Trung Quốc, cũng khiến nguồn cung mực, bạch tuộc từ Trung Quốc cho các thị trường như Hàn Quốc giảm sút do thiếu hụt nguyên liệu chế biến.

Dự kiến xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng dương trong quý đầu năm 2024 khi lệnh cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản vào Trung Quốc vẫn chưa được dỡ bỏ.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), tháng 1 năm nay, nhập khẩu mực, bạch tuộc của Hàn Quốc từ các nguồn cung cũng ghi nhận tăng 5%, đạt 91 triệu USD. Việt Nam là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ hai cho Hàn Quốc, sau Trung Quốc.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nhật Bản (thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ hai của Việt Nam) ghi nhận mức tăng trưởng thấp hơn so với thị trường Hàn Quốc, tăng 19% đạt 13 triệu USD. Vụ xả nước thải hạt nhân có ảnh hưởng tiêu cực tới xuất nhập khẩu thủy sản chung của Nhật Bản. Sau vụ xả nước thải hạt nhân, nhập khẩu mực, bạch tuộc của Nhật Bản từ Việt Nam sụt giảm rõ rệt.

Trung Quốc và Hồng Kông là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ ba của Việt Nam. Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này trong tháng 1 năm nay tăng trưởng ấn tượng 3 con số với 151% đạt 7 triệu USD. Lệnh cấm nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc từ Nhật Bản sau vụ xả nước thải hạt nhân ra biển của Nhật Bản, đã khiến Trung Quốc tăng nhập hàng từ các nguồn khác trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường này tăng cường nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong tháng 1 năm nay để phục vụ nhu cầu tiêu thụ Tết Nguyên đán.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang EU trong tháng 1 năm nay vẫn không thoát khỏi tăng trưởng âm. EU cũng là thị trường duy nhất trong top các thị trường chính nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam, ghi nhận tăng trưởng âm.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang thị trường này giảm 17% đạt gần 4 triệu USD trong tháng đầu năm nay. Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU vẫn chịu tác động từ thẻ vàng IUU, nhiều quy định mới, thủ tục làm giấy xác nhận, chứng nhận để xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn bất cập và xu hướng thắt chặt chi tiêu của người dân do lạm phát.

Năm 2023, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 660 triệu USD, giảm 13% so với năm 2022 với kim ngạch xuất sang Hàn Quốc đạt 247 triệu USD, giảm 8% so với năm 2022.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Hàn Quốc

Tin cùng chuyên mục

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm