Chủ nhật 24/11/2024 12:08

Hải quan TP. Hồ Chí Minh tăng cường kiểm soát mặt hàng tôm hùm đất

Mới đây, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc về việc tăng cường kiểm soát tôm hùm đất.

Ngày 9/7, Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh) có Văn bản số 852/CBLXL-CBL gửi các đơn vị trực thuộc về việc tăng cường kiểm soát tôm hùm đất.

Theo đó, đơn vị này yêu cầu Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn KV1, KV3, KV4, Hiệp Phước, Đội Kiểm soát Hải quan tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất; kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm hành vi vận chuyển trái phép các mặt hàng này vào Việt Nam.

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh tăng cường kiểm soát mặt hàng tôm hùm đất (Ảnh minh hoạ).

Trước đó, ngày 19/6, Tổng cục Hải quan ban hành Văn bản số 2842/TCHQ-GSQL yêu cầu các đơn vị hải quan tăng cường kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu mặt hàng tôm hùm đất vào Việt Nam.

Cụ thể, căn cứ khoản 7 Điều 7 và Điều 50 Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 quy định những hành vi nghiêm cấm về đa dạng sinh học, trong đó có bao gồm hành vi nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại (bao gồm loài ngoại lai xâm hại đã biết và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại).

Căn cứ Phụ lục IV ban hành kèm Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 4/4/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật Thuỷ sản thì tôm hùm đất (Procambarus clarki) không có tên trong danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; căn cứ Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Procambarus clarki thuộc danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

Do vậy, để kịp thời ngăn chặn và quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu mặt hàng tôm hùm đất (Procambarus clarki) bảo vệ môi trường và tránh tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục hải quan, đội kiểm soát hải quan phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất; kịp thời đấu tranh, ngăn chặn đối với các hành vi vận chuyển trái phép các mặt hàng này vào Việt Nam.

Tôm hùm đất - tên tiếng anh là Crawfish là loại thủy sản bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam từ hơn 10 năm nay. Thế nhưng từ tháng 5 trở lại đây, trên thị trường, hoạt động kinh doanh, buôn bán loài tôm này diễn ra khá sôi động và công khai, từ loại còn sống đến loại đã được chế biến.

Trong khi đó, theo quy định hiện hành, để được nhập khẩu tôm hùm đất sống, người nhập khẩu phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép nhập khẩu theo quy định. Đến thời điểm này, Cục Thú y chưa hướng dẫn bất kỳ tổ chức, cá nhân nào kiểm dịch nhập khẩu tôm hùm đất sống.

Còn về mặt hàng tôm hùm đất đông lạnh, theo quy định sản phẩm thủy sản đông lạnh nhập khẩu vào Việt Nam làm thực phẩm phải bảo đảm điều kiện có nguồn gốc từ các cơ sở có trong Danh mục cơ sở sản xuất được phép xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thủy sản vào Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ; đồng thời phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho lô hàng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tôm hùm đất là loài thuỷ sinh có nguồn gốc ngoại lai, ăn tạp, sống bò dưới đáy, ưa đào hang, hoạt động về đêm, có sức chống chịu và thích nghi cao. Loài tôm càng đỏ này không có tên trong Danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và được xác định là sinh vật ngoại lai xâm hại.

Do đó, việc kinh doanh, tiêu thụ loài tôm này là vi phạm quy định của pháp luật về đa dạng sinh học và thuỷ sản. Để bảo vệ môi trường và tránh tác động xấu đến ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Hải quan

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam