Thứ hai 23/12/2024 22:19

Hải Phòng: Hợp tác chuyển đổi số giáo dục và đổi mới sáng tạo

Hải Phòng hợp tác với đối tác trong và ngoài nước triển khai các giải pháp chuyển đổi số giáo dục, đổi mới sáng tạo để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chiều ngày 29/3/2024, tại TP. Hải Phòng diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Sun Edu với Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng, Sở Khoa học - Công nghệ Hải Phòng và Trường Đại học Hải Phòng về triển khai các giải pháp chuyển đổi số giáo dục, đổi mới sáng tạo.

Lãnh đạo TP. Hải Phòng; Bộ Khoa học và Công nghệ và đại biểu chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Sun Edu với Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng và Trường Đại học Hải Phòng

Theo biên bản ký kết, các bên tổ chức xây dựng, củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược, toàn diện nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh trên lĩnh vực hoạt động của mỗi bên vì sự phát triển lâu dài, bền vững và cùng có lợi…

Cụ thể, các bên hợp tác chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn triển khai các giải pháp chuyển đổi số giáo dục, đổi mới sáng tạo trên cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm mà mỗi bên đã và đang triển khai. Đồng thời, tư vấn, phát triển, tổ chức các chương trình đào tạo mới ở trình độ đại học và sau đại học theo các hình thức đào tạo chính quy, vừa học vừa làm, từ xa.

Cùng với đó, tư vấn, đánh giá chương trình đào tạo liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mỗi bên, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, bán dẫn, điều khiển và tự động hóa, robot, IoT (internet vạn vật), công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Trong đó, tập trung hợp tác triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn, đào tạo bồi dưỡng theo lĩnh vực chuyên môn mà các bên có thế mạnh; phối hợp trao đổi chuyên môn, đào tạo lý thuyết gắn với thực hành thực tế thông qua các khóa đào tạo, học thực hành, chia sẻ với các chuyên gia, giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm thực tế của SUN EDU cho các kỹ sư, sinh viên, học viên nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của TP. Hải Phòng.

Ngoài ra, hợp tác triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, dự án đổi mới sáng tạo theo lĩnh vực chuyên môn của các bên; hỗ trợ Trường Đại học Hải Phòng xây dựng chương trình đào tạo chuyển đổi năng lực cho kỹ sư, sinh viên khối ngành kỹ thuật (Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật điện điện tử, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa) để đáp ứng vị trí việc làm trong ngành vi mạch bán dẫn, cung ứng nguồn nhân lực cho TP. Hải Phòng.

Cùng với đó, tổ chức các sự kiện truyền thông về hoạt động triển khai chương trình; tổng hợp, báo cáo, đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo; giới thiệu các đối tác nước ngoài để thúc đẩy hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đồng thời, hợp tác triển khai các hoạt động hỗ trợ ươm tạo, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, bán dẫn, điều khiển và tự động hóa, robot, IoT (internet vạn vật), công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển