Thứ sáu 04/04/2025 11:23

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật 19 cụm công nghiệp

TP Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với 19 cụm công nghiệp đã được thành lập năm 2018 và 2019.

Văn phòng UBND TP. Hà Nội đã ban hành Công văn số 6586/VP-KT, ngày 10/8/2020 về triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn TP. Công văn nêu rõ, UBND TP nhận được văn bản của Sở Công Thương Hà Nội báo cáo tiến độ triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN trong tháng 5 và 6/2020 đối với 19 CCN đã được thành lập năm 2018 và 2019 với tổng diện tích 22ha.

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật 19 cụm công nghiệp

Về việc này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Nguyễn Văn Sửu giao các sở, ngành liên quan, UBND các huyện: Phú Xuyên, Đông Anh, Gia Lâm, Chương Mỹ, Thạch Thất, Ứng Hòa, Quốc Oai, Đan Phượng, Thanh Oai khẩn trương đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư các CCN thực hiện thủ tục đầu tư theo đúng quy định và tiến độ được phê duyệt. UBND TP cũng giao Sở Công Thương Hà Nội rà soát, tham mưu, đề xuất phương án xử lý đối với các trường hợp triển khai chậm tiến độ do năng lực của chủ đầu tư.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, 19 CCN trên là đợt đầu tiên TP Hà Nội triển khai thành lập theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP, ngày 25/5/2017, của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN. Vì vậy, trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những lúng túng từ chủ đầu tư đến các nhà thầu, thậm chí cả các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương các cấp.

Để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các CCN, Sở Công Thương đề nghị các chủ đầu tư tập trung nguồn lực, nghiên cứu, lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực thực hiện các hạng mục của dự án, bảo đảm đúng tiến độ được TP phê duyệt.

Sở Công Thương Hà Nội cũng đề nghị UBND các huyện có dự án yêu cầu các chủ đầu tư báo cáo tiến độ thực hiện dự án để làm căn cứ chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tiến độ các dự án.

Liên quan đến công tác phát triển CCN, 6 tháng đầu năm 2020, bà Trần Thị Phương Lan- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội- cho biết, Sở đã tổ chức họp và tham mưu, báo cáo UBND TP tổ chức 2 cuộc họp với các sở, ngành, UBND quyện, huyện và các chủ đầu tư dự án nhằm tháo gỡ khó khăn và khẩn trương triển khai dự án theo tiến độ ghi trong quyết phê duyệt để sớm có quỹ đất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đầu tư mới…có mặt bằng để đầu tư sản xuất.

Dự kiến đến hết năm 2020, đối với 5 CCN đã được UBND TP phê duyệt năm 2018 sẽ triển khai xong việc đầu tư hạ tầng CCN để thu hút các doanh nghiệp thứ phát vào đầu tư sản xuất kinh doanh; quý II/2020, các CCN có quyết định phê duyệt năm 2019 triển khai xong đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

Tính đến hết tháng 6/2020, Sở Công Thương hiện đã phối hợp với các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã hoàn thiện 24 bộ hồ sơ thành lập CCN để trình UBND TP ký quyết định ban hành thành lập 24 CCN với tổng diện tích là 490,8 ha; tổng vốn đăng ký đạt 10.420 tỷ đồng. Sở Công Thương đang tham mưu, phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã kêu gọi trình UBND TP danh mục kêu gọi đầu tư tại hội nghị Xúc tiến đầu tư của TP ngày 27/6/2020 cho 49 dự án thành lập CCN.

Từ nay đến cuối năm, Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục kêu gọi đầu tư thành lập, mở rộng các CCN còn lại theo Quy hoạch nhằm chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp sau khi nền kinh tế phục hồi.

Đối với 19 CCN mới được thành lập, tiếp tục chỉ đạo và phối hợp với các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, chủ đầu tư tích cực triển khai, sớm hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật để các doanh nghiệp có thể vào đầu tư sản xuất. Phối hợp triển khai các CCN đã có quyết định chủ trương đầu tư của TP (24 cụm); phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã cập nhật, tổng hợp thông tin dữ liệu CCN trên địa bàn TP để cập nhật lên website quản lý CCN của Bộ Công Thương.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Nhà máy Z111 đặt mục tiêu giá trị sản xuất gần 1.300 tỷ đồng

Trung Quốc giảm sản lượng thép, cơ hội nào cho Việt Nam?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đã bãi bỏ 9 nhóm thủ tục hành chính

AI tạo lợi thế trong ‘cuộc đua’ công nghiệp bán dẫn

Công nghiệp Brazil lao đao, lãi suất cao cản trở tăng trưởng

Vật liệu bearing không chứa pfas – giải pháp xanh cho công nghiệp

Châu Âu dự kiến dành 20 tỷ USD để xây 4 gigafactory AI

Trung Quốc giảm sản lượng thép, áp lực lên quặng sắt Australia?

Công nghiệp chế biến, chế tạo: ‘Thỏi nam châm’ hút vốn ngoại

Infographic | Điểm tên 10 hãng sơn quen thuộc tại thị trường Việt Nam

Đưa Việt Nam thành nơi nuôi dưỡng doanh nghiệp công nghệ số