Lạng Sơn: Phát triển cụm công nghiệp 2025-2030 có gì mới?

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch thực hiện phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2025 - 2030.
Lạng Sơn: Mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản thế mạnh Lạng Sơn thành lập 4 tổ công tác kiểm tra các dự án đầu tư Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra, đôn đốc tiến độ 4 tuyến cao tốc trọng điểm phía bắc

Phấn đấu mỗi huyện có ít nhất một cụm công nghiệp

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch thực hiện phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2025 - 2030.

Công nghiệp Lạng Sơn
Hoạt động sản xuất trong các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Anh Tuấn

Kế hoạch nêu rõ phương hướng: Phát triển các cụm công nghiệp phải đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, dịch vụ và môi trường; đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai, gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển công nghiệp hợp lý và gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh trong các giai đoạn phát triển.

Phát triển cụm công nghiệp đảm bảo tài chính và nguồn lực đầu tư; đa dạng hóa các hình thức đầu tư, huy động các nguồn lực tổng hợp của mọi thành phần kinh tế để thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn. Phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh gắn kết Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới.

Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp, khắc phục kịp thời ô nhiễm môi trường; nâng cao tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp. Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về sử dụng quỹ đất cụm công nghiệp phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp.

Về mục tiêu, đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có trong quy hoạch để đảm bảo đủ quỹ đất phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030.

Phấn đấu tốc độ tăng thêm bình quân giá trị ngành công nghiệp giai đoạn 2025-2030 đạt từ 12 -14%/năm; tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 15 - 17% vào năm 2030.

Năm 2025 hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và đưa vào hoạt động ít nhất 3 - 4 cụm công nghiệp với tỷ lệ lấp đầy mỗi cụm đạt trên 30%. Đến năm 2030 phấn đấu mỗi huyện đầu tư được ít nhất một cụm công nghiệp đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy mỗi cụm cơ bản đạt trên 50%.

100% cụm công nghiệp được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống phòng cháy, chữa cháy đạt tiêu chuẩn theo quy định pháp luật.

Theo kế hoạch, hoạt động đầu tư, phát triển cụm công nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn vốn từ doanh nghiệp; cần tập trung thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực về vốn, kinh nghiệm làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn.

Bên cạnh đó, xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn; tiếp tục lồng ghép có hiệu quả với các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn từ chương trình xây dựng nông thôn mới và của tỉnh với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngoài hàng rào cụm công nghiệp.

Đối với cụm công nghiệp do nhà nước tiếp tục làm chủ đầu tư, UBND cấp huyện có trách nhiệm bố trí vốn đảm bảo duy trì các điều kiện đầu tư, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn.

Kế hoạch cũng nêu rõ: Cung cấp thông tin, hỗ trợ, tư vấn đầu tư cho các nhà đầu tư; tổ chức các hoạt động xúc tiến, kết nối giao thương và thực hiện các sự kiện thu hút đầu tư, ưu tiên thu hút, lựa chọn doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, tăng cường xã hội hóa trong đầu tư phát triển. Thực hiện công khai minh bạch các chính sách có liên quan đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.

Phối hợp với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư theo hướng chủ động, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát, tích cực hỗ trợ nhà đầu tư thứ cấp có tiềm năng sau mỗi đợt xúc tiến.

Bố trí đủ quỹ đất cụm công nghiệp và mặt bằng sạch đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài các dự án đầu tư trong cụm công nghiệp. Ưu tiên bố trí quỹ đất và thu hút đầu tư các ngành công nghiệp giải quyết nhiều lao động, đóng góp lớn vào giá trị gia tăng công nghiệp và nguồn thu ngân sách nhà nước.

Quan tâm công tác hỗ trợ nhà đầu tư từ khâu chuẩn bị, cho đến khi dự án đi vào hoạt động; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư nhằm rút ngắn thời gian đầu tư, định hướng nhà đầu tư thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Thường xuyên rà soát tiến độ đầu tư, hiệu quả hoạt động của các cụm công nghiệp, đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, hiệu quả sử dụng đất và tuân thủ quy định của pháp luật, nhất là pháp luật về xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường và lâm nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cụm công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (nếu có) trên địa bàn.

Nhiều cụm công nghiệp đang có nhà đầu tư quan tâm

Theo phương án phát triển cụm công nghiệp trong Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, có 38 cụm công nghiệp, tổng diện tích khoảng 1.952 ha.

Trong giai đoạn đến năm 2030, sẽ triển khai đầu tư 24 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.156,77 ha, trong đó: 1 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động ; 9 cụm công nghiệp đã được thành lập, đang thực hiện đầu tư, diện tích là 410 ha; 14 cụm công nghiệp còn lại đang mời gọi nhà đầu tư hạ tầng, diện tích khoảng 738 ha; giai đoạn sau năm 2030: tập trung triển khai các cụm công nghiệp còn lại.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Công Thương, đến nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 10/38 cụm công nghiệp được thành lập với diện tích khoảng 418,5 ha. Đồng thời, hiện đã có 7/10 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.

Trong đó, ngoài 1 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, hiện có 3 cụm công nghiệp đã khởi công (Cụm công nghiệp Đình Lập; Hồ Sơn 1; Bắc Sơn 2); 6 cụm công nghiệp còn lại mới được thành lập, đang hoàn thành các thủ tục đầu tư để khởi công, xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Một số cụm công nghiệp đang có nhà đầu tư quan tâm, đề xuất đầu tư gồm: Cụm công nghiệp Minh Sơn, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, diện tích 55 ha; Cụm công nghiệp phía Đông Nam thị trấn Đồng Mỏ, thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, diện tích 70 ha; Cụm công nghiệp số 1 Kháng Chiến, xã Kháng Chiến, huyện Tràng Định, diện tích 60 ha; Cụm công nghiệp Tân Văn, xã Tân Văn, huyện Bình Gia, diện tích 30 ha; Cụm công nghiệp Quảng Lạc, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn, diện tích 50 ha; Cụm công nghiệp Văn Lãng, diện tích 47,87 ha và Cụm công nghiệp Văn Lãng 2, diện tích 39,5 ha tại xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng.

Giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Lạng Sơn tiếp tục thu hút đầu tư hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp theo quy hoạch, phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, tạo việc làm và đóng góp vào ngân sách của tỉnh. Sẽ thu hút đầu tư thành lập các cụm công nghiệp, tổng diện tích khoảng 319,5 ha.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt và vượt 8% trong năm 2025 thông qua các giải pháp quyết liệt phát triển lĩnh vực kinh tế ngành.
Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

UBND TP Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng lợi dụng giai đoạn sáp nhập đơn vị hành chính để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng và xây dựng trái phép.
Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên sáp nhập giảm 84 xã, 83% cử tri đồng thuận. Bộ máy tinh gọn, hiệu quả hơn – tạo dư địa phát triển vùng biên và nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 23-25/4/2025 mới nhất

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 23-25/4/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 23/4 đến 25/4/2025, thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang
Chi tiết điều chỉnh lại tên gọi phường, xã tại Đà Nẵng

Chi tiết điều chỉnh lại tên gọi phường, xã tại Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng điều chỉnh tên xã, phường sau sắp xếp, ưu tiên tên gọi gắn với địa danh, văn hóa thay cho cách đánh số theo thứ tự.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa gấp rút sáp nhập xã, xử lý công sở dôi dư

Thanh Hóa gấp rút sáp nhập xã, xử lý công sở dôi dư

Thanh Hóa đang gấp rút hoàn thiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cũng như lên phương án sử dụng công sở, tài sản công sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Hà Nội công khai kết quả Bộ Chỉ số phục vụ người dân

Hà Nội công khai kết quả Bộ Chỉ số phục vụ người dân

UBND Thành phố Hà Nội vừa công khai kết quả Bộ Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tháng 03/2025 và đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng phục vụ.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ nhà chung cư

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND, quy định về khung giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư, áp dụng từ ngày 1/5/2025.
Quảng Nam: Tên xã, phường sẽ gắn liền lịch sử, văn hóa

Quảng Nam: Tên xã, phường sẽ gắn liền lịch sử, văn hóa

Theo tâm tư, nguyện vọng của người dân, tỉnh Quảng Nam đã có điều chỉnh tên gọi các xã gắn liền với các di tích lịch sử, trầm tích văn hóa.
TP. Hồ Chí Minh: Áo cờ đỏ, sao vàng hút khách dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh: Áo cờ đỏ, sao vàng hút khách dịp lễ 30/4

Dịp lễ 30/4 cận kề, nhiều khu chợ, cửa hàng và gian hàng trực tuyến trở nên nhộn nhịp với sức mua tăng mạnh dành cho áo thun cờ đỏ, sao vàng.
Công an tỉnh Quảng Ninh phát động học tập tấm gương liệt sĩ Nguyễn Đăng Khải

Công an tỉnh Quảng Ninh phát động học tập tấm gương liệt sĩ Nguyễn Đăng Khải

Sáng 21/4, Công an tỉnh Quảng Ninh phát động phong trào thi đua học tập tấm gương dũng cảm hy sinh của liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải khi đang làm nhiệm vụ.
Loạt quán cà phê Đà Nẵng rực sắc cờ đỏ mừng ngày 30/4

Loạt quán cà phê Đà Nẵng rực sắc cờ đỏ mừng ngày 30/4

Loạt quán cà phê tại thành phố Đà Nẵng cùng tạo trend “cờ đỏ trong tim ta” chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Quảng Ninh đẩy mạnh ứng dụng AI trong chỉ đạo, điều hành

Quảng Ninh đẩy mạnh ứng dụng AI trong chỉ đạo, điều hành

Ngày 21/4, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị ứng dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ quản trị và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh.
TP. Hồ Chí Minh: Cấm nhiều tuyến đường trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh: Cấm nhiều tuyến đường trong dịp lễ 30/4

Để chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), TP. Hồ Chí Minh sẽ cấm nhiều tuyến đường trong trung tâm thành phố.
Vĩnh Phúc xúc tiến đầu tư tại Ấn Độ: Kết nối giáo dục, y tế

Vĩnh Phúc xúc tiến đầu tư tại Ấn Độ: Kết nối giáo dục, y tế

Vĩnh Phúc xúc tiến đầu tư tại Ấn Độ, thúc đẩy hợp tác giáo dục và y tế với Trường Professor’s Global School và Bệnh viện Max Healthcare tại New Delhi.
Cần Thơ hợp nhất: Cơ hội bứt phá cho ngành chế biến nông sản

Cần Thơ hợp nhất: Cơ hội bứt phá cho ngành chế biến nông sản

Việc đề án sáp nhập TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang sẽ là cú hích lớn, mở ra cơ hội liên kết vùng, phát triển vùng nguyên liệu và nâng tầm chế biến sâu.
Lai Châu: Khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng

Lai Châu: Khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng

Sáng nay (21/4), HĐND tỉnh Lai Châu khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ hai mươi bảy (Kỳ họp chuyên đề) xem xét nhiều nội dung quan trọng…
Quảng Bình: Phát triển khu công nghiệp có trọng tâm, trọng điểm

Quảng Bình: Phát triển khu công nghiệp có trọng tâm, trọng điểm

Việc phát triển các khu công nghiệp theo hướng có trọng tâm, trọng điểm đang được tỉnh Quảng Bình triển khai quyết liệt nhằm tối ưu hóa tiềm năng, lợi thế.
Cựu binh Đà Nẵng hiến đất mở đường, góp xây quê hương

Cựu binh Đà Nẵng hiến đất mở đường, góp xây quê hương

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại thành phố Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư.
Cần Thơ ‘chuyển mình’ với xu hướng thanh toán không tiền mặt

Cần Thơ ‘chuyển mình’ với xu hướng thanh toán không tiền mặt

Cần Thơ đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt trong mọi lĩnh vực, từ chợ truyền thống đến dịch vụ công, góp phần hiện đại hóa nền kinh tế.
Lắng nghe người dân, Quảng Nam lấy ý kiến lại về tên gọi xã, phường

Lắng nghe người dân, Quảng Nam lấy ý kiến lại về tên gọi xã, phường

Lắng nghe tâm tư của người dân, tỉnh Quảng Nam nghiên cứu đề xuất lại tên đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập.
Long trọng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Bình Thuận

Long trọng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Bình Thuận

Tối 19/4, tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Thuận. Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Hòa Bình dự và phát biểu chỉ đạo.
Thái Bình: Chi tiết tên gọi dự kiến 65 xã, phường mới sau sắp xếp

Thái Bình: Chi tiết tên gọi dự kiến 65 xã, phường mới sau sắp xếp

Tỉnh Thái Bình hiện tại dự kiến sắp xếp từ 242 đơn vị hành chính cấp xã thành 65 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 177 đơn vị, tương đương khoảng 73%.
Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Các hoạt động xúc tiến thương mại thời gian qua của ngành Công Thương Đắk Nông đã giúp tiêu thụ hiệu quả sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Sau sắp xếp, tỉnh Thái Bình dự kiến sẽ có 65 xã, phường

Sau sắp xếp, tỉnh Thái Bình dự kiến sẽ có 65 xã, phường

Theo Đề án, phương án hợp nhất, sau sắp xếp, tỉnh Thái Bình dự kiến sẽ còn 65 đơn vị hành chính cấp xã.
Mobile VerionPhiên bản di động