Thứ ba 06/05/2025 16:42

Châu Âu dự kiến dành 20 tỷ USD để xây 4 gigafactory AI

Ủy ban châu Âu đang huy động 20 tỷ USD để xây dựng bốn gigafactory như một phần trong chiến lược giúp châu Âu bắt kịp Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực AI.

Ủy ban châu Âu đang huy động 20 tỷ USD để xây dựng bốn "gigafactory AI" (những nhà máy quy mô lớn chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, đặc biệt là linh kiện điện tử và vi mạch), như một phần trong chiến lược giúp châu Âu bắt kịp Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, một số chuyên gia trong ngành bày tỏ lo ngại, liệu việc xây dựng các cơ sở này có thực sự hợp lý hay không?

Kế hoạch xây dựng các trung tâm dữ liệu quy mô lớn này, được công bố lần đầu tiên bởi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen vào tháng trước, sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, từ việc thu mua các vi mạch cần thiết đến việc tìm kiếm địa điểm và nguồn điện phù hợp.

"Ngay cả khi chúng ta xây dựng một nhà máy công nghệ quy mô lớn ở châu Âu và khi chúng ta huấn luyện một mô hình trên cơ sở hạ tầng đó, khi mô hình đã sẵn sàng, chúng ta sẽ làm gì với nó"? ông Bertin Martens, từ tổ chức tư vấn kinh tế Bruegel, cho biết.

Các gigafactory dự kiến được xây sẽ được tài trợ qua một quỹ trị giá 20 tỷ Euro, với nguồn vốn lấy từ các chương trình hiện có của EU và các quốc gia thành viên. Ảnh minh họa

Đây là một vấn đề "con gà hay quả trứng". Hy vọng rằng, các công ty khởi nghiệp địa phương như công ty phát triển các mô hình trí tuệ nhân tạo Mistral ở Pháp, được công ty Nvidia hỗ trợ, sẽ phát triển và sử dụng các cơ sở này để tạo ra những mô hình AI tuân thủ các quy tắc an toàn và bảo vệ dữ liệu của châu Âu, những quy định nghiêm ngặt hơn so với Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong bối cảnh châu Âu thiếu các doanh nghiệp dịch vụ đám mây lớn như Google và Amazon, hay các công ty có hàng triệu khách hàng trả tiền như OpenAI (nhà phát triển công cụ ChatGPT), việc xây dựng phần cứng quy mô lớn như vậy là một dự án đầy rủi ro.

Kế hoạch xây dựng các gigafactory là phản ứng của châu Âu đối với Báo cáo Draghi (Báo cáo về khả năng cạnh tranh của châu Âu), trong đó khuyến nghị thực hiện các khoản đầu tư mạnh mẽ và triển khai một chính sách công nghiệp chủ động hơn. Bà Ursula von der Leyen đã công bố chi tiết về kế hoạch này lần đầu tiên tại Hội nghị thượng đỉnh AI vào ngày 11/2 ở Paris, trong khuôn khổ InvestAI (sáng kiến của EU nhằm thúc đẩy đầu tư vào trí tuệ nhân tạo và công nghệ số tại châu Âu), với ngân sách 200 tỷ Euro (khoảng 216,92 tỷ USD).

Bà Ursula von der Leyen cho rằng, các gigafactory sẽ là một quan hệ đối tác công-tư, giúp tất cả các nhà khoa học và công ty - không chỉ những công ty lớn nhất - có thể phát triển các mô hình AI rất lớn và tiên tiến, từ đó, biến châu Âu thành một lục địa dẫn đầu về AI. Các gigafactory này sẽ được tài trợ qua một quỹ mới trị giá 20 tỷ Euro, với nguồn vốn lấy từ các chương trình hiện có của EU và các quốc gia thành viên. Ngân hàng Đầu tư châu Âu sẽ tham gia vào quá trình tài trợ này.

Bà Ursula von der Leyen cho biết, mỗi gigafactory sẽ chứa 100.000 vi mạch tiên tiến, khiến chúng lớn gấp bốn lần so với siêu máy tính lớn nhất hiện đang được xây dựng tại EU. Các vi mạch GPU tiên tiến do nhà sản xuất Mỹ Nvidia cung cấp, có giá khoảng 40.000 USD mỗi chiếc, điều này đồng nghĩa với việc mỗi gigafactory có thể có giá trị lên đến vài tỷ Euro.

Theo ông Kevin Restivo, chuyên gia từ Công ty tư vấn trung tâm dữ liệu CBRE, các gigafactories sẽ đối mặt với những vấn đề tương tự như các dự án tư nhân ở châu Âu, bao gồm khó khăn trong việc thu mua vi mạch Nvidia và thiếu nguồn điện đáp ứng quy mô yêu cầu.

Kế hoạch xây dựng các trung tâm dữ liệu quy mô lớn này, được công bố lần đầu tiên bởi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen vào tháng trước, sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, từ việc thu mua các vi mạch cần thiết đến việc tìm kiếm địa điểm và nguồn điện phù hợp.
ThanhThanh
Reuters
Bài viết cùng chủ đề: Trí tuệ nhân tạo

Tin cùng chuyên mục

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng