Trung Quốc giảm sản lượng thép, áp lực lên quặng sắt Australia?

Các nhà đầu tư đang chuẩn bị tinh thần cho việc cắt giảm mạnh sản lượng thép của Trung Quốc, điều có thể ảnh hưởng đến các công ty khai thác quặng tại Australia
Khủng hoảng ngành thép Trung Quốc đang lan rộng ra toàn cầu Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng mạnh, đối mặt nguy cơ điều tra thương mại Ngành thép ‘điểm tựa’ từ thị trường nội địa

Các nhà đầu tư vào ngành tài nguyên đang chuẩn bị cho việc cắt giảm mạnh sản lượng thép của Trung Quốc, điều có thể ảnh hưởng đến các công ty khai thác quặng sắt tại Australia. Đồng thời, thị trường cũng đang đối mặt với sự gia tăng nguồn cung từ các dự án lớn mới ở châu Phi.

Mặc dù khối lượng cắt giảm chưa chắc chắn, thị trường dự đoán Trung Quốc có thể giảm tới 50 triệu tấn thép trong năm nay. Ảnh minh họa
Mặc dù khối lượng cắt giảm chưa chắc chắn, thị trường dự đoán Trung Quốc có thể giảm tới 50 triệu tấn thép trong năm nay. Ảnh minh họa

Tác động tiêu cực sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến các nhà sản xuất nhỏ

Tuy nhiên, các nhà quản lý quỹ dự đoán rằng, những tác động tiêu cực sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến các nhà sản xuất nhỏ hơn, nơi chi phí khai thác cao hơn đáng kể và chất lượng quặng sắt thường thấp hơn so với các tập đoàn lớn như BHP và Rio Tinto.

Những công ty như BHP và Rio vẫn đang đạt biên lợi nhuận tuyệt vời ở mức giá hiện tại. Nếu giá quặng sắt giảm về 80 USD/tấn, họ vẫn có thể duy trì biên lợi nhuận ổn định”, Sam Berridge, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Perennial, cho biết.

Tuần trước, chính quyền Trung Quốc thông báo sẽ yêu cầu cắt giảm sản lượng thép trên toàn quốc nhằm giảm tình trạng dư cung đang ảnh hưởng đến ngành thép và khôi phục lợi nhuận. Sự suy giảm kéo dài của thị trường bất động sản Trung Quốc từ sau đại dịch Covid-19 đã dẫn đến sự dư thừa lớn về thép, phần lớn trong số đó đã được xuất khẩu, gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất của Australia như BlueScope Steel và nhà máy Whyalla của GFG Alliance đang gặp khó khăn.

Xuất khẩu thép của Trung Quốc đã tăng mạnh trong vài năm qua - đây là cách họ giải quyết lượng thép dư thừa mà thị trường nội địa không tiêu thụ được”, ông Sam Berridge nói. Nhưng giờ đây, các thị trường nước ngoài đã gần như bão hòa, vì vậy để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước, họ sẽ phải cắt giảm sản lượng.

Mặc dù khối lượng cắt giảm chưa chắc chắn, thị trường dự đoán Trung Quốc có thể giảm tới 50 triệu tấn trong năm nay - khoảng 5% so với mức tiêu thụ thép hàng năm khoảng 1 tỷ tấn của nước này. Nếu điều đó xảy ra, sản lượng thép của Trung Quốc sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017, kéo theo nhu cầu quặng sắt giảm đúng vào thời điểm nguồn cung từ châu Phi đang tăng mạnh.

Rio Tinto dự kiến sẽ khai thác lô quặng đầu tiên tại dự án Simandou ở Guinea vào cuối năm nay và sẽ nâng công suất lên 120 triệu tấn - chiếm khoảng 7% thị trường quặng sắt đường biển. Đây là sự bổ sung lớn nhất trong một thập kỷ qua và được dự báo sẽ tác động mạnh đến giá quặng sắt.

Hợp đồng tương lai giao dịch tại Singapore đã giảm xuống dưới 100 USD/tấn vào tuần trước, lần đầu tiên kể từ giữa tháng 1, chốt phiên ngày 7/3 ở mức 99,85 USD/tấn. Giá giao ngay cũng đã giảm từ gần 110 USD/tấn hai tuần trước xuống chỉ trên 100 USD/tấn, theo S&P Global.

Ông Robert Rennie - Trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Westpac của Australia - cho biết, ông dự đoán lượng tồn kho cao tại các cảng Trung Quốc và sự suy giảm sản lượng thép sẽ giữ giá dưới 110 USD/tấn trong thời gian tới. “Chúng tôi nhận định, giá quặng sắt sẽ giảm đáng kể trong suốt năm nay và sang năm 2026”, ông nói.

Tuy nhiên, ông Ben Cleary, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Quỹ Tài nguyên thiên nhiên toàn cầu Tribeca, cho rằng, hầu hết các nhà sản xuất quặng sắt của Australia sẽ không chịu ảnh hưởng nặng nề.

Riêng việc cắt giảm sản lượng thép không phải là vấn đề lớn đối với các nhà sản xuất quặng sắt của Australia, vốn cung cấp nguyên liệu cho các nhà sản xuất thép chất lượng cao với chi phí thấp hơn”, ông nhận định và cho rằng: “Tác động lớn hơn đối với các nhà sản xuất Australia sẽ là nguồn cung quặng sắt có hàm lượng cao từ Simandou vào cuối năm nay, làm tăng thêm cạnh tranh và thay thế một phần nguồn cung từ Australia”.

Vượt xa kỳ vọng

Giá quặng sắt đã tỏ ra khá kiên cường kể từ đầu năm nay, sau 12 tháng đầy biến động khi cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc khiến giá giảm gần 30%. Hiện tại, quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới đang bước vào giai đoạn nhu cầu mạnh theo chu kỳ trong tháng 3 và tháng 4, điều này có thể thúc đẩy tiêu thụ quặng sắt và duy trì mức giá trong ngắn hạn.

Thậm chí, giá quặng sắt còn được hỗ trợ bởi thời tiết xấu ở Tây Australia, gây gián đoạn nguồn cung tại trung tâm xuất khẩu lớn nhất của nước này – cảng Port Hedland ở Pilbara – trong tháng 1 và tháng 2.

Sự gián đoạn nguồn cung đã góp phần làm giảm 2% lượng quặng sắt xuất khẩu của Australia trong năm nay so với cùng kỳ năm 2024, kéo theo mức giảm 4% trong lượng hàng tồn kho tại các cảng Trung Quốc chỉ trong tuần trước.

Tuy nhiên, sự thắt chặt trên thị trường được dự báo chỉ là tạm thời. Các nhà phân tích của Ngân hàng Goldman Sachs lưu ý rằng, lượng xuất khẩu của Australia đã tăng mạnh trong tháng 3, trong khi sản lượng từ nhà sản xuất lớn Brazil cũng gia tăng.

Goldman Sachs cho rằng, thị trường đang ở trạng thái cân bằng, nhưng họ vẫn dự đoán sản lượng thép thô của Trung Quốc sẽ giảm 1% trong năm nay, chủ yếu tập trung vào quý IV.

Cùng với việc nguồn cung gia tăng, điều này sẽ dẫn đến lượng tồn kho quặng sắt tăng vọt, kéo giá xuống dưới 90 USD/tấn vào cuối năm nay.

Quặng sắt đã có một đợt tăng giá ngoạn mục trong hai thập kỷ qua, và thật bất thường khi một loại hàng hóa có thể duy trì mức giá cao trong thời gian dài như vậy với biên lợi nhuận mạnh như hiện tại”, ông Sam Berridge, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Perennial nhận định, đồng thời dự báo giá sẽ giảm xuống 80 USD/tấn.

Một số chuyên gia còn dự đoán, đợt bán tháo có thể nghiêm trọng hơn nữa. Ngân hàng Westpac cảnh báo rằng, giá có thể lao dốc tới 30% trong năm nay, xuống chỉ còn khoảng 70 USD/tấn.

Tuần trước, chính quyền Trung Quốc thông báo sẽ yêu cầu cắt giảm sản lượng thép trên toàn quốc nhằm giảm tình trạng dư cung đang ảnh hưởng đến ngành thép và khôi phục lợi nhuận. Sự suy giảm kéo dài của thị trường bất động sản Trung Quốc từ sau đại dịch Covid-19 đã dẫn đến sự dư thừa lớn về thép, phần lớn trong số đó đã được xuất khẩu, gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất của Australia như BlueScope Steel và nhà máy Whyalla của GFG Alliance đang gặp khó khăn.
Minh Hiền
Theo AFR
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp là cần thiết hướng tới sản xuất thông minh, nhưng liệu doanh nghiệp đã chuẩn bị kỹ lưỡng để tận dụng cơ hội này?
Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Đạn bom dội lửa miền Bắc, ngành công nghiệp kiên cường bước vào cuộc chiến mới: Dựng xây cơ sở xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 668/QĐ-TTg ngày 26/3/2025
5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Để ngành công nghiệp hóa chất phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ 5 giải pháp phát triển ngành công nghiệp hóa chất.
Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, Việt Nam vẫn đang giữ vững đà phục hồi, tận dụng nội lực và mở rộng hợp tác quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Trước chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ, Ninh Bình nhanh chóng hành động, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng và ổn định sản xuất.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Tư nhân đang vươn lên làm “đầu tàu” mới của ngành thép, thay đổi cục diện sản xuất và mở ra động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Ngày 18/4, tại huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng khởi công dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Thanh, quy mô 410,46 ha.
Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh, công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình trở thành động lực phát triển kinh tế, định hình vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng quý I/2025 ghi dấu ấn tại nhiều địa phương, nơi công nghiệp trở thành động lực chủ đạo, mở ra kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8%.
Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảo Lý Sơn xác định diện tích sân bay Lý Sơn khoảng 161,74 ha, trong đó, có 127,94 ha lấn biển.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Một số doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn có thể chế tạo đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách… với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%.
Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Sản xuất công nghiệp quý I/2025 ghi nhận đà phục hồi khi có tới 59 địa phương tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó Phú Thọ, Hòa Bình là hai điểm sáng bứt phá.
Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

4 doanh nghiệp được thành phố Đà Nẵng lựa chọn vào Cụm công nghiệp Hòa Liên với ngành nghề sản xuất đều liên quan đến sản xuất, lắp ráp ô tô và linh kiện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, dù khó khăn nhưng quyết tâm đạt bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp trong năm nay.
PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Sau ba tháng ở ngưỡng dưới 50 điểm, ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3 khi cả sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng.
Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”
Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành công nghiệp hoá chất còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, theo đó, Luật Hoá chất (sửa đổi) cần tạo đột phá cho phát triển ngành công nghiệp hoá chất.
Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với tổng trữ lượng gần 30 tấn, trong đó 1 mỏ ở Lào Cai có trữ lượng gần nửa tấn.
Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài đã đưa ra những nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam cần làm gì để làm chủ công nghệ và phát triển bền vững ngành đường sắt một cách bền vững trong thời gian tới?
Mobile VerionPhiên bản di động