Luật Hóa chất (sửa đổi) đã bãi bỏ 9 nhóm thủ tục hành chính

Luật Hóa chất (sửa đổi) đã bãi bỏ 9 nhóm thủ tục hành chính, đồng thời, các thủ tục hành chính được xây dựng theo hướng áp dụng tối đa công nghệ thông tin.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi) Cần thiết sửa đổi Luật Hóa chất: Hướng tới phát triển bền vững Luật Hóa chất (sửa đổi): Xác định rõ loại hình dự án được hưởng hỗ trợ đầu tư đặc biệt

Giảm tối đa thời gian, chi phí của doanh nghiệp

Sáng 14/3, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý đối với dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi).

Hội thảo Góp ý đối với Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi)
Hội thảo góp ý đối với Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi). Ảnh: Phạm Thắng

Nêu một số nội dung cơ bản của dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), ông Phạm Huy Nam Sơn, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cho biết, dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội tại Tờ trình số 371 ngày 30/7/2024; được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 42 ngày 7/2/2025.

Căn cứ ý kiến của các đại biểu Quốc hội và Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường để giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Trong quá trình chỉnh lý, Bộ Công Thương đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và các Công thư của Chủ tịch Quốc hội về chủ trương đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật.

Theo đó, dự thảo Luật sau chỉnh lý đã giảm 39 Điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8; giao Chính phủ quy định chi tiết 25 điều, khoản về hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính nhằm bảo đảm thẩm quyền của Chính phủ và linh hoạt, kịp thời sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.

Về thủ tục hành chính, so với Luật Hóa chất năm 2007, dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) đã bãi bỏ 9 nhóm thủ tục hành chính, đồng thời, các thủ tục hành chính được xây dựng theo hướng áp dụng tối đa công nghệ thông tin để có thể triển khai trên môi trường điện tử (như hệ thống Một cửa quốc gia, hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cơ sở dữ liệu chuyên ngành hóa chất...). Điều này giúp giảm tối đa thời gian, chi phí của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.

Về phân cấp, phân quyền, so với Luật Hóa chất năm 2007, dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) đã phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương đối với các hoạt động: Cấp Giấy chứng nhận sản xuất, kinh doanh hóa chất có điều kiện; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ tồn trữ hóa chất; thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo phân cấp của Chính phủ và một số hoạt động khác.

Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật, cơ quan chủ trì soạn thảo đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng chịu tác động (trong đó bao gồm cộng đồng doanh nghiệp). Các ý kiến góp ý cơ bản đã được cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu.

Về các khái niệm hóa chất nguy hiểm, chất độc, hiện nay trong Bộ Luật hình sự có 1 điều quy định hành vi liên quan đến “hóa chất nguy hiểm” (Điều 134) và 5 điều quy định hành vi liên quan đến “chất độc” (các Điều: 242, 296, 311, 312, 389).

Tuy nhiên, theo Luật Hóa chất hiện hành thì phạm vi của hóa chất nguy hiểm, hóa chất độc là rất rộng và chưa có hướng dẫn chi tiết về việc áp dụng các quy định nêu trên của Bộ Luật Hình sự, do đó gặp vướng mắc trong việc thực thi.

Để giải quyết vấn đề này, dự thảo Luật quy định Chính phủ ban hành tiêu chí cụ thể để xác định “chất độc” (khoản 5 Điều 2) và Bộ Công Thương ban hành nguyên tắc phân loại để xác định “hóa chất nguy hiểm” (khoản 4 Điều 2).

Cơ quan soạn thảo cho rằng, quy định như tại dự thảo Luật là phù hợp, tập trung nguồn lực để quản lý đối với các loại hóa chất có mức độ nguy hiểm, độc hại cao, đồng thời đảm bảo linh hoạt, kịp thời sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.

Cần cơ chế, chính sách đủ mạnh

Về ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm, ông Phạm Huy Nam Sơn nhấn mạnh, công nghiệp hóa chất là một ngành công nghiệp nền tảng, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng. Do đó, cần có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hóa chất, góp phần thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và hướng tới nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Mặc dù khoản 2 Điều 20 của Luật Đầu tư đã quy định đối tượng áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất ít dự án hóa chất được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định này, đặc biệt đối với các nhà đầu tư trong nước.

Để giải quyết vấn đề nêu trên, dự thảo Luật quy định dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất, có quy mô vốn đầu tư, tiến độ giải ngân theo quy định của Chính phủ được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định của luật khác có liên quan.

Cơ quan soạn thảo cho rằng, quy định ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm như tại Điều 7 dự thảo Luật là phù hợp với pháp luật về đầu tư và phù hợp với thực tiễn của các dự án hóa chất.

ông Phạm Huy Nam Sơn, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương)
Ông Phạm Huy Nam Sơn, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương). Ảnh: Phạm Thắng

Về điều kiện đối với hoạt động tư vấn an toàn, an ninh hóa chất, việc xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất và huấn luyện an toàn hóa chất hiện đang được giao cho doanh nghiệp chủ động thực hiện, cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện hậu kiểm.

Tuy nhiên, đây là những hoạt động có tính kỹ thuật chuyên sâu, liên quan đến công tác an toàn, nên thực tế chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn, có cán bộ chuyên môn về hóa chất mới có thể tự thực hiện bảo đảm chất lượng. Còn lại, đa số doanh nghiệp lựa chọn thuê đơn vị tư vấn để xây dựng Kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và huấn luyện an toàn hóa chất.

Hiện nay, do không có quy định về điều kiện đối với đơn vị hoạt động tư vấn dẫn tới doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị tư vấn đảm bảo chất lượng. Đồng thời, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố và huấn luyện an toàn hóa chất đôi khi mang tính “đối phó”, chưa bám sát hoạt động thực tế của doanh nghiệp, không đảm bảo được hiệu quả công tác an toàn hóa chất.

Thực tế, qua quá trình hậu kiểm, nhiều doanh nghiệp đã bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và huấn luyện an toàn hóa chất mặc dù đã thuê đơn vị tư vấn thực hiện. Bên cạnh đó, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung đối tượng huấn luyện an toàn hóa chất vào hoạt động tư vấn chuyên ngành hóa chất thuộc danh mục đầu tư, kinh doanh có điều kiện.

Từ những lý do nêu trên, cơ quan chủ trì soạn thảo cho rằng quy định điều kiện đối với hoạt động tư vấn an toàn, an ninh hóa chất là cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả công tác an toàn hóa chất, đảm bảo quyền lợi cho các chủ đầu tư, lựa chọn được các giải pháp an toàn phù hợp, hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Song, quy định này chỉ áp dụng với các đối tượng hoạt động dịch vụ tư vấn, còn doanh nghiệp vẫn có quyền tự thực hiện như quy định hiện hành mà không cần phải có chứng chỉ.

Có nên tích hợp kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất và môi trường?

Về việc tích hợp Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường, trong quá trình xây dựng dự án Luật, cơ quan chủ trì soạn thảo đã nghiên cứu để xây dựng phương án lồng ghép, tích hợp Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường.

Tuy nhiên, việc tích hợp các kế hoạch gặp phải những hạn chế sau đây: Thứ nhất, về đối tượng: Theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, tất cả các tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường.

Trong khi đó, theo dự thảo Luật hóa chất (sửa đổi), chỉ có các tổ chức, cá nhân hoạt động tồn trữ hóa chất nguy hiểm vượt ngưỡng mới phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Như vậy, việc tích hợp 2 loại kế hoạch nêu trên sẽ dẫn tới các tổ chức, cá nhân đã được phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phải xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt lại.

Thứ hai, về phạm vi: Phạm vi của sự cố môi trường là rất lớn, trong đó có thể bao trùm cả sự cố hóa chất. Trên thực tế, tại các cơ sở hoạt động hóa chất có thể xảy ra sự cố môi trường mà không phải bắt nguồn từ sự cố hóa chất.

Do đó, khi tích hợp 2 loại kế hoạch nêu trên, cơ quan chuyên môn về hóa chất sẽ phải tiến hành thẩm định các nội dung về ứng phó sự cố môi trường, điều này có thể dẫn tới hạn chế sự hiệu quả của quá trình thẩm định.

Thứ ba, về thủ tục ban hành: Hiện nay Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được doanh nghiệp tự xây dựng và ban hành, do đó việc tích hợp 2 loại kế hoạch trên sẽ dẫn tới Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường sẽ thuộc đối tượng phải được cơ quan quản lý nhà nước thẩm định, phê duyệt, từ đó tăng thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Từ các lý do nêu trên, cơ quan chủ trì soạn thảo cho rằng nếu lồng ghép, tích hợp Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường thì cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp sẽ gặp nhiều hạn chế, khó khăn trong quá trình thực thi.

Quản lý đối với hóa chất mới là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Nhận biết được vấn đề nêu trên, cơ quan chủ trì soạn thảo đã chỉnh lý dự thảo Luật như sau: Đối với hóa chất mới, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi kinh doanh, không cần chờ phê duyệt; sau đó sẽ chịu sự quản lý như áp dụng đối với hóa chất cần kiểm soát đặc biệt trong vòng tối thiểu 5 năm; sau 5 năm cơ quan quản lý sẽ đánh giá mức độ rủi ro về an toàn, an ninh hóa chất để đề xuất Chính phủ xem xét, quyết định phương thức quản lý phù hợp.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Một số doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn có thể chế tạo đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách… với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%.
Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Sản xuất công nghiệp quý I/2025 ghi nhận đà phục hồi khi có tới 59 địa phương tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó Phú Thọ, Hòa Bình là hai điểm sáng bứt phá.
Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

4 doanh nghiệp được thành phố Đà Nẵng lựa chọn vào Cụm công nghiệp Hòa Liên với ngành nghề sản xuất đều liên quan đến sản xuất, lắp ráp ô tô và linh kiện.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, dù khó khăn nhưng quyết tâm đạt bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp trong năm nay.
PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Sau ba tháng ở ngưỡng dưới 50 điểm, ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3 khi cả sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng.
Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”
Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành công nghiệp hoá chất còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, theo đó, Luật Hoá chất (sửa đổi) cần tạo đột phá cho phát triển ngành công nghiệp hoá chất.
Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với tổng trữ lượng gần 30 tấn, trong đó 1 mỏ ở Lào Cai có trữ lượng gần nửa tấn.
Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài đã đưa ra những nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam cần làm gì để làm chủ công nghệ và phát triển bền vững ngành đường sắt một cách bền vững trong thời gian tới?
Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Đầu tư cho tự động hóa sản xuất nhằm tăng năng suất là bắt buộc với doanh nghiệp dệt may nếu muốn tiếp tục cạnh tranh, tồn tại trên thị trường xuất khẩu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Ngày 26/3/2025, Tập đoàn Thành Công (TC Group) chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng.
Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô và đường sắt - những lĩnh vực mang tính chiến lược, có giá trị gia tăng thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Sáng 25/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước thời gian tới dự báo sẽ khó đạt được mức tăng trưởng cao, trong khi nguồn cung lại vượt xa cầu.
Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 625/QĐ-TTg (ngày 17/3) phê duyệt Chiến lược phát triển TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may, thiết bị, nguyên phụ liệu & vải SaigonTex - SaigonFabric 2025 sẽ diễn ra từ ngày 9-12/4, tại TP. Hồ Chí Minh
Nhà máy Z111 đặt mục tiêu giá trị sản xuất gần 1.300 tỷ đồng

Nhà máy Z111 đặt mục tiêu giá trị sản xuất gần 1.300 tỷ đồng

Nhà máy Z111 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng), một trong những nơi sản xuất vũ khí quan trọng của cả nước đặt mục tiêu giá trị sản xuất gần 1.300 tỷ đồng.
Trung Quốc giảm sản lượng thép, cơ hội nào cho Việt Nam?

Trung Quốc giảm sản lượng thép, cơ hội nào cho Việt Nam?

Trung Quốc gần đây đã thông báo sẽ tái cấu trúc ngành thép của mình bằng cách cắt giảm sản lượng thép thô. Điều này đem lại cơ hội và rủi ro cho Việt Nam.
AI tạo lợi thế trong ‘cuộc đua’ công nghiệp bán dẫn

AI tạo lợi thế trong ‘cuộc đua’ công nghiệp bán dẫn

Công nghiệp bán dẫn đòi hỏi độ chính xác cao và đảm bảo chất lượng ở mức tối ưu với tỷ lệ gần như 100%. Việc ứng dụng AI sẽ tạo ra lợi thế vượt trội.
Công nghiệp Brazil lao đao, lãi suất cao cản trở tăng trưởng

Công nghiệp Brazil lao đao, lãi suất cao cản trở tăng trưởng

Sản xuất trong tháng 1 của Brazil tiếp tục duy trì sau 3 tháng liên tiếp giảm, khi ngành công nghiệp Brazil gặp khó khăn do lãi suất cao.
Vật liệu bearing không chứa pfas – giải pháp xanh cho công nghiệp

Vật liệu bearing không chứa pfas – giải pháp xanh cho công nghiệp

igus® ra mắt vật liệu iglidur® không chứa PFAS, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, tăng độ bền và hiệu suất cho các ứng dụng công nghiệp.
Châu Âu dự kiến dành 20 tỷ USD để xây 4 gigafactory AI

Châu Âu dự kiến dành 20 tỷ USD để xây 4 gigafactory AI

Ủy ban châu Âu đang huy động 20 tỷ USD để xây dựng bốn gigafactory như một phần trong chiến lược giúp châu Âu bắt kịp Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực AI.
Mobile VerionPhiên bản di động