Thứ năm 05/12/2024 02:27

Hà Nam: Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng Việt có thế mạnh

Nhiều sản phẩm có thế mạnh của Hà Nam như bánh đa nem làng Chều, cá kho Nhân Hậu, chuối Ngự Đại Hoàng, lụa Nha Xá… đã được xúc tiến tiêu thụ hiệu quả.

Đa dạng giải pháp triển khai Cuộc vận động

Thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’’, Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Nam) đã phối hợp với các cơ quan truyền thông và tổ chức thành viên, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người tiêu dùng một số sản phẩm mặt hàng Việt tại các khu dân cư với chủ đề “Tự hào hàng Việt Nam’’ “Tinh hoa hàng Việt Nam’’ bằng nhiều hình thức trên mạng xã hội, loa truyền thanh, báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở tại các khu công nghiệp, trung tâm thương mại trong toàn tỉnh.

Hà Nam đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP

Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Hà Nam đã phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất trong nước tham gia hội chợ kết nối cung cầu trong và ngoài tỉnh.

Cụ thể, trong năm 2022 và 7 tháng đầu năm 2023, đơn vị đã hỗ trợ, kêu gọi các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia hàng chục hội chợ, triển lãm thương mại tại các tỉnh, thành phố trong khu vực, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của địa phương như: Hội chợ Việt Nam Expo tại thành phố Hà Nội; Hội chợ công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP khu vực Đồng bằng sông Cửu Long –Vĩnh Long năm 2022 tại tỉnh Vĩnh Long; Hội chợ triển lãm thương mại sản phẩm công nghiệp nông thôn - OCOP Trà Vinh năm 2022 tại tỉnh Trà Vinh; Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2022 tại thành phố Hà Nội… Thông qua các sự kiện, doanh nghiệp trong tỉnh đã có điều kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm truyền thống tới người tiêu dùng trong nước.

Thời gian qua, Sở Công Thương đã hỗ trợ các doanh nghiệp 50% chi phí vận chuyển; tổ chức nhiều phiên chợ hàng Việt về miền núi… Từ đó quảng bá sản phẩm, hàng hoá Việt đến với người dân toàn tỉnh.

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Nhằm xây dựng các sản phẩm, hàng hoá địa phương đặc trưng và sức cạnh tranh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nam đã công bố và trao giấy chứng nhận 23 sản phẩm của 12 chủ thể sản xuất đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 3 sao. đảm bảo người dân tiếp cận được nguồn vốn, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trên sàn giao dịch điện tử.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động, sáng tạo, đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, giảm giá thành, chú trọng mẫu mã, quảng bá thương hiệu, từng bước tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm nổi tiếng trên địa bàn tỉnh như bánh đa nem làng Chều, rượu Vọc, cá kho Nhân Hậu, chuối Ngự Đại Hoàng, lụa Nha Xá… đã được nhiều người tiêu dùng trong nước lựa chọn.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng tiếp tục duy trì các điểm bán hàng tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, tạo điểm kinh doanh hàng hoá thuận lợi cho nhà sản xuất.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được hỗ trợ nông dân chuyển sổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đến nay, đã có gần 1.300 sản phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở trong tỉnh được đăng tin, quảng bá trên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Hà Nam ở địa chỉ http://www.santhuongmaihanam.com.vn. Việc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại đã làm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Song song với đó, Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hỗ trợ 200 hộ sản xuất nông nghiệp giới thiệu sản phẩm thương mại điện tử Postmart.vn. Đây là cơ hội để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm địa phương hiệu quả.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn tỉnh Hà Nam vẫn còn một số hạn chế như: nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân về Cuộc vận động chưa sâu sắc; việc tổ chức các hoạt động khuyến mại, triển lãm, đưa hàng Việt về các địa phương, nhất là vùng nông thôn còn nhỏ lẻ, hạn chế; một số doanh nghiệp lợi dụng chương trình khuyến mại để thực hiện hành vi gian lận thương mại, tiêu thụ các mặt hàng tồn kho, kém chất lượng… làm giảm lòng tin, ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng.

Hoạt động buôn bán hàng nhập lậu, gian lận thương mại, bán hàng online còn phức tạp, khó kiểm soát; tỷ lệ hàng hóa, lương thực, thực phẩm kém chất lượng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều trên thị trường; vai trò giám sát, phát hiện tố giác các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng còn hạn chế.

Do đó, trong thời gian tới, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, doanh nghiệp, người tiêu dùng trong thực hiện cuộc vận động.

Đồng thời, chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức toạ đàm diễn đàn giới thiệu sản phẩm OCOP của các địa phương. Quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kênh tiêu thụ, nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm. Tổ chức kiểm tra, giám sát thị trường để đánh giá đúng chất lượng, mức tiêu thụ hàng Việt và nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân. Tăng cường các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp và địa phương. Thường xuyên tổ chức các hội trợ, triển lãm, quảng bá giới thiệu sản phẩm, nhất là ở khu vực nông thôn.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' có ý nghĩa sâu sắc với doanh nghiệp sản xuất

Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh