Thứ hai 25/11/2024 01:00

Hà Giang: Gắn phát triển du lịch với phát triển các sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống

Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với phát triển các sản phẩm OCOP và bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống.

Ngoài ra, nhằm phục vụ và nâng cao chất lượng du lịch, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các huyện, thành phố và các ngành chức năng tập trung khôi phục và đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương.

Mật ong bạc hà Mèo Vạc là sản phẩm OCOP hấp dẫn khách du lịch

Theo báo cáo của ngành chức năng, trên địa bàn Hà Giang hiện có 39 làng nghề và làng nghề truyền thống đã được công nhận. Tổng số hộ tham gia các làng nghề và làng nghề truyền thống là 1.971 hộ. Trong những năm qua, việc phát triển các sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống phục vụ du lịch đã góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập ổn định cho gần 4.000 lao động tại các địa phương trong tỉnh.

Nhằm tạo điều kiện phát triển các sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 2490/QĐ-UBND về “Phê duyệt Đề án phát triển các sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch, giai đoạn 2022 - 2026”. Bên cạnh đó, các huyện, thành phố trong tỉnh cũng luôn quan tâm đến công tác phát triển các sản phẩm OCOP và khôi phục lại các làng nghề và làng nghề truyền thống của địa phương. Vì vậy, các sản phẩm OCOP của địa phương và làng nghề truyền thống của đồng các dân tộc không ngừng được mở rộng và phát triển; từ đó đã tạo ra được nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú để phục vụ cho khách du lịch trong nước và quốc tế trong các mùa lễ hội.

Có thể kể đến một số sản phẩm OCOP hấp dẫn khách du lịch như: Mật ong bạc hà Mèo Vạc, hồng không hạt Na Khê huyện Yên Minh, gạo tẻ Già Dui huyện Xín Mần, rượu ngô men lá huyện Yên Minh, thịt khô bò Vàng trên cao nguyên đá Đồng Văn… Các làng nghề truyền thống tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số của Hà Giang như: Nghề làm khèn Mông của đồng dân tộc Mông tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc; nghề dệt vải lanh của phụ nữ dân tộc Mông tại 4 huyện cao nguyên đá là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ; làm giấy bản là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Dao tại các huyện Bắc Quang và Quang Bình của Hà Giang; nghề chạm bạc của đồng bào dân tộc Dao ở các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì, Yên Minh và Mèo Vạc; nghề rèn để tạo ra các dụng cụ phục vụ cuộc sống và sản xuất như dao, kiếm, cung tên, lưỡi cày, cuốc, xẻng… của đồng bào dân tộc Tày, dân tộc Pà Thẻn tại các huyện vùng cao của tỉnh. Đáng chú ý là tất cả các sản phẩm của các làng nghề và làng nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Hà Giang đều được làm thủ công.

Nghề dệt vải lanh của phụ nữ dân tộc Mông

Nhằm phát triển các sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống phục vụ du lịch, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang và các ngành chức năng của tỉnh đã vận dụng linh hoạt các cơ chế, chích sách của trung ương và của tỉnh để hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP và các làng nghề nhằm giúp các hợp tác xã, các doanh nghiệp, tổ hợp tác, làng nghề tạo ra các sản phẩm thế mạnh, mang tính đặc thù để phục vụ cho khách du lịch.

Bên cạnh đó, các ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh cũng đẩy mạnh công tác quản lý các sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống, lồng nghép các nguồn kinh phí nhằm hỗ trợ và đầu tư cho các cơ sở sản xuất ra sản phẩm OCOP và cá làng nghề truyền thống. Nhờ đó, các sản phẩm OCOP của các huyện, thành phố và sản phẩm làng nghề của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh không ngừng được phát triển, đa dạng các sản phẩm và mẫu mã. Một số làng nghề truyền thống của tỉnh đã tham gia liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các cơ sở dạy nghề của các huyện, thành phố phối hợp với các nghệ nhân tập trung đào tạo nhằm nâng cao trình độ tay nghề đối với người dân tại các làng nghề truyền thống của tỉnh.

Ông Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Việc phát triển các sản phẩm OCOP và sản phẩm của các làng nghề, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch không những giúp ngành du lịch của tỉnh trở thành “ngành kinh tế mũi nhọn” mà việc phát triển các sản phẩm OCOP cũng như sản phẩm làng nghề và làng nghề truyền thống còn giúp đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh khôi phục lại các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc mình. Đây cũng cũng chính là cơ sở và là nền tảng quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn của Hà Giang trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Phạm Văn Phú
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024