Thứ năm 14/11/2024 08:27

Hà Giang: Công nghệ thông tin và chuyển đổi số “mở đường” cho tiêu thụ nông sản

Nhờ chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin, giá trị và thị phần nông sản Hà Giang đã được nâng lên rõ rệt; mang lại những mùa quả ngọt cho người nông dân

Khi nông sản lên sàn

Tỉnh Hà Giang là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đặc trưng thế mạnh. Tuy nhiên, những nông sản thơm ngon của tỉnh Hà Giang mới chỉ được đông đảo người tiêu dùng biết đến trong mấy năm gần đây nhờ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số được tỉnh Hà Giang, cụ thể là Sở Công Thương Hà Giang, tích cực đẩy mạnh.

Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số giúp tăng hiệu quả tiêu thụ nông sản

Theo ông Nguyễn Khắc Quyền – Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang: Xác định chuyển đổi số là "chìa khóa" phát triển bền vững ngành nông nghiệp và là con đường làm giàu từ nông nghiệp của nông dân…, Năm 2022, Sở Công Thương Hà Giang tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều nội dung liên quan tới chuyển đổi số như: Kế hoạch số 51/KH-UBND thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2022-2025”; Xây dựng đề án cấp Quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2023; Phối hợp với Cục xúc tiến thương mại Bộ Công Thương tổ chức lớp tập huấn cho 120 doanh nghiệp, HTX về chuyển đổi số trong lĩnh vực xúc tiến thương mại.

Nhiều buổi tập huấn được tổ chức

Song song với đó, Sở Công Thương Hà Giang cũng chủ động phối hợp với Công ty cổ phần Viễn thông FPT và các ngành có liên quan khảo sát, xây dựng kế hoạch thí điểm việc thanh toán không dùng tiền mặt tại các khu vực TP.Hà Giang, huyện Đồng Văn và huyện Hoàng Su Phì; Phối hợp với Viettel Hà Giang, UBND thành phố Hà Giang xây dựng kế hoạch tổ chức thí điểm mô hình chợ 4.0 tại chợ TP.Hà Giang (dự kiến đưa vào vận hành trong quý III năm 2022).

Trước đó, việc xây dựng Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Hà Giang (website dacsanhagiang.net) cũng đã được Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Công thương (Sở Công Thương Hà Giang) tích cực thực hiện.

Từ một vài sản phẩm ban đầu, đến nay Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Hà Giang đã có vô số những mặt hàng mang đặc trưng của Hà Giang, được khách hàng rất ưa chuộng như: Mật ong Bạc Hà, chè Shan tuyết, Gạo Già Dui, dược liệu, dược phẩm, trái cây…Tất cả các mặt hàng bày bán trên sàn đều có hình ảnh đẹp, giá bán niêm yết, xuất xứ rõ ràng với thông tin mô tả sản phẩm để người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn.

Để Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Hà Giang hoạt động hiệu quả, Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Công thương đã phối hợp với đơn vị xây dựng phần mềm và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh thường xuyên cập nhật, thay đổi hình ảnh, thông tin giá cả sản phẩm và giao diện của sàn. Cùng với đó, chọn lựa để những sản phẩm lên sàn đều đảm bảo chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.

Đặc biệt, các cơ sở, doanh nghiệp có sản phẩm đảm bảo chất lượng được hỗ trợ đăng tin rao vặt miễn phí, mở Gian hàng miễn phí; được hỗ trợ bán hàng; được hỗ trợ kết nối với hãng vận chuyển nếu có nhu cầu.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Giang cũng tích cực tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng website bán hàng dành riêng cho doanh nghiệp; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đến nay, toàn tỉnh Hà Giang đã có lũy kế 6.802 tài khoản người bán và 48.900 tài khoản người mua được kích hoạt. Với tổng số sản phẩm đưa lên sàn là 810 trong đó có 225 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên…Tổng số giao dịch phát sinh trên sàn: 11.278; Luỹ kế số hộ sản xuất nông nghiệp đã được hỗ trợ kết nối với các sàn thương mại điện tử là 48.242 hộ.

Nhiều sản phẩm nông sản đã được quảng bá trên các sàn thương mại điện tử uy tín như: Postmart.vn, SENDO, VOSO, LAZADA…, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ngay tại địa phương xa xôi, khó khăn như Hà Giang.

Cùng với Sàn giao dịch Thương mại điện tử, tỉnh Hà Giang đã hỗ trợ xây dựng được 13 điểm bán hàng Việt - nông sản. Tập trung chủ yếu ở TP. Hà Giang, Vị Xuyên, Bắc Quang, Đồng Văn và Yên Minh… Đây cũng được xem là kênh bán hàng quan trọng để nông sản Hà Giang đến được với đông đảo du khách và người tiêu dùng.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số – chuyện tất yếu

Thực tế đã cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số không chỉ thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn kết nối thị trường thuận tiện, nhanh chóng. Chuyển đổi số cũng góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều nông dân Hà Giang - một tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.

Tới đây, để công nghệ thông tin và chuyển đổi số thực sự là lực đẩy giúp nông sản Hà Giang được tiêu thụ với sản lượng và giá trị lớn hơn, Sở Công Thương Hà Giang sẽ tục phối hợp triển khai đưa sản phẩm nông sản tỉnh Hà Giang lên sàn thương mại điện tử (sendo, shop VnExpress) tập trung vào các sản phẩm có sản lượng lớn như cam, chè shan tuyết, mật ong bạc hà....

Cùng với đó, phối hợp đẩy mạnh công tác truyền thông số, quảng bá các sản phẩm nông sản của tỉnh trên các sàn thương mại điện tử. Triển khai cung cấp 25% hàng hóa và dịch vụ được chứng nhận nhãn hiệu có mặt trên các sàn thương mại điện tử. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm cam Hà Giang niên vụ 2022 - 2023, sản phẩm nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử Postmark, Voso...

Bà Lê Thị Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Công thương cho biết: Riêng với Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Hà Giang, Trung tâm đang đề xuất nâng cấp, tích hợp thêm một số chức năng, tính năng và giao diện của website dacsanhagiang.net. Đồng thời tích hợp, liên kết Sàn giao dịch TMĐT tỉnh với trang thông tin TMĐT hiện do các sở, ngành, địa phương trong tỉnh quản lý và các trang thương mại điện tử phổ biến khác nhằm tăng hiệu ứng công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của tỉnh Hà Giang trên môi trường Internet.

PV
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập