Ba cầu thủ U23 người dân tộc thiểu số

Góp phần viết nên trang sử mới cho bóng đá Việt Nam

Thủ môn Bùi Tiến Dũng, tiền vệ Bùi Tiến Dụng và tiền đạo Hà Đức Chinh là 3 trong những cái tên gắn với đội tuyển U23 Việt Nam - đội vừa đoạt danh hiệu Á quân tại Giải vô địch bóng đá U23 châu Á 2018. Điều đặc biệt là cả 3 chàng trai trẻ này đều là người dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên ở những miền quê còn nhiều gian khó.
Góp phần viết nên trang sử mới cho bóng đá Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến cùng các đại biểu chụp ảnh với Đội tuyển U23 Việt Nam tại Văn phòng Chính phủ

Hành trình vươn tới ước mơ

Bùi Tiến Dũng và cậu em trai Bùi Tiến Dụng sinh ra và lớn lên ở bản người Mường thuộc xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ, cả 2 anh em Tiến Dũng – Tiến Dụng đều rất đam mê bóng đá. Đầu những năm 2000, nhận thấy tố chất thể thao của 2 cậu con trai, bố mẹ Tiến Dũng – Tiến Dụng đã gửi 2 anh em đến trung tâm đào tạo bóng đá trẻ của huyện Thường Xuân (Thanh Hóa). Thời gian này, gia đình phải rất cố gắng để có thể gửi cho 2 anh em mỗi tháng vài trăm nghìn đồng tiền ăn tập.

Không may, Trung tâm đào tạo bóng đá Thường Xuân giải thể sau đó không lâu. Lúc này trùng với thời điểm Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (PVF) tuyển học viên tại Thanh Hóa. Biết rõ khả năng của Tiến Dụng nên Tiến Dũng động viên em trai thử sức. Dụng không mấy khó khăn để được nhận vào PVF, Tiến Dũng thì trở về nhà để phụ giúp kinh tế cho bố mẹ... Biết anh trai vẫn nuôi ước mơ theo đuổi bóng đá, Tiến Dụng đã nhờ các thầy giới thiệu Tiến Dũng đến thử sức ở đội trẻ Thanh Hóa.

Khổ luyện trong vài năm, cuối cùng nỗ lực của Tiến Dũng cũng được đền đáp. Anh chiếm vị trí số 1 ở đội U20 rồi bây giờ là U23 Việt Nam với một phong độ ấn tượng. Và càng hạnh phúc hơn khi Tiến Dũng được tập luyện, thi đấu cùng em trai Tiến Dụng để cùng U23 Việt Nam tạo nên một hành trình lịch sử.

Từ đam mê đến tỏa sáng

Gia đình Hà Đức Chinh vốn chỉ làm nông nghiệp thuần túy như bao người khác ở khu Dụ, xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Mặc dù trong gia đình, họ hàng không có ai theo nghiệp thể thao, nhưng ngay từ nhỏ, Hà Đức Chinh đã bộc lộ rõ năng khiếu với môn bóng đá. Người dân ở khu Dụ, xã Xuân Đài, cho đến tận bây giờ vẫn không thể quên hình ảnh cậu bé Hà Đức Chinh cởi trần quần thảo bên những bờ đê, đám ruộng đá bóng. “Chẳng kể mưa nắng, trời tối hay sáng, cứ có thời gian là Chinh lại miệt mài chơi bóng” - bà Hà Thị Uyện – mẹ của Chinh, chia sẻ.

Sự đam mê, cùng năng khiếu trong bóng đá của Chinh nhiều người biết. Nhưng người đầu tiên “tiếp lửa” cho Chinh là bố đẻ của Chinh. Không chỉ đá bóng cùng con trai, bố Chinh còn đăng ký cho Chinh vào đội bóng của trường khi em còn đang học lớp 4.

Tại đây, Chinh đã lọt vào “mắt xanh” của huấn luyện viên tỉnh nên được đưa xuống huấn luyện tại trường năng khiếu thể thao Phú Thọ. Suốt từ lớp 4 đến lớp 9, Chinh thường tham gia những giải đấu phong trào của huyện và của tỉnh. Bước ngoặt lớn nhất của Hà Đức Chinh là vào năm 2012, sau khi Chinh cùng với đội tuyển Phú Thọ vào Cần Thơ thi đấu. Sau giải đấu này, Chinh được tuyển vào lò đào tạo PVF, ở đây Chinh dần hoàn thiện kỹ năng chơi bóng và được khoác áo của các CLB chuyên nghiệp như: Than Quảng Ninh, CLB TP.HCM, SHB Đà Nẵng cũng như góp mặt trong đội tuyển U19, U22, U23 quốc gia. Đặc biệt, Chinh được góp mặt vào đội tuyển U20 Việt Nam tham gia World cup U20 vào tháng 5/2017 tại Hàn Quốc. Sự nỗ lực trong tập luyện và thi đấu giúp Hà Đức Chinh dần ghi điểm với huấn luyện viên Park Hang Seo. Hai pha lập công trong các trận giao hữu vào lưới Ulsan Hyundai FC và U23 Palestine giúp cầu thủ 20 tuổi được ông Park điền tên vào danh sách tham dự Vòng chung kết U23 châu Á 2018.

Tại trận Tứ kết U23 vừa qua, bàn thắng từ pha đánh đầu và cú sút luân lưu thành công của Đức Chinh đã góp công giúp U23 Việt Nam viết nên lịch sử khi lần đầu tiên lọt vào tới Bán kết Vòng chung kết U23 châu Á.

Tại buổi gặp mặt các thành viên Đội tuyển U23 Việt Nam sau khi trở về từ Trung Quốc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đã trao bằng khen, tặng quà cho đội tuyển và 3 cầu thủ là người DTTS: Tiến Dũng, Tiến Dụng và Đức Chinh.
Phương Tú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bóng đá Việt Nam

Tin mới nhất

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Nhờ nguồn vốn Chương trình 1719, 100% xã của huyện Bắc Yên (Sơn La) có đường đến trung tâm được trải nhựa, đổ bê tông; 73,1% số xã có trường, lớp học kiên cố.
Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thực hiện phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia cho các địa phương đảm bảo theo quy định.
Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Dự án "Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng" được triển khai đã và đang mang lại hiệu quả lớn.
Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Với nhiều cách làm sáng tạo, việc đưa con chữ đến từng bản làng đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Ngày 29/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Kheo.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Đây là đề xuất tại Hội thảo Dân tộc học năm 2024 nhằm làm rõ lý luận về quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc trong phát triển kinh tế.
Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Các không gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng mang đến trải nghiệm ấn tượng về miền đất, con người và du lịch tỉnh Lai Châu.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Mobile VerionPhiên bản di động