Thứ tư 16/04/2025 20:05

Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng 'kêu cứu'!

Bán hàng đa cấp ghi nhận gần 700 đơn phản ánh, khiếu nại. Nhiều mô hình biến tướng, trá hình vẫn len lỏi dưới vỏ bọc đầu tư tài chính.

Doanh thu khoảng 16.000 tỷ đồng/năm

Bán hàng đa cấp là một phương thức bán lẻ hàng hóa. Trong đó, thay vì bán tại các kênh bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng, siêu thị,… công ty bán hàng đa cấp sẽ bán trực tiếp hàng hóa cho người tiêu dùng thông qua một mạng lưới những người bán hàng, hay còn gọi là “nhà phân phối”. Mạng lưới này có thể gồm nhiều nhánh, nhiều cấp khác nhau và xuất phát từ đây, phương thức bán lẻ này được gọi là “bán hàng đa cấp”. Người bán hàng sẽ được công ty trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác dựa trên doanh số bán hàng của mình và của mạng lưới bán hàng do mình xây dựng.

Bán hàng đa cấp được pháp luật của nhiều nước thừa nhận và cho phép. Khi Việt Nam đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trước yêu cầu của các thành viên WTO, Việt Nam đã cam kết cho phép hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam.

Từ năm 2005, hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam chính thức được thừa nhận và được điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh 2018, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, và các Nghị định số 110/2005/NĐ-CP; Nghị định số 42/2014/NĐ-CP; Nghị định 40/2018/NĐ-CP; Nghị định số 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, và Nghị định số 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có một số quy định về quản lý hoạt động này.

Doanh thu toàn thị trường kinh doanh đa cấp đạt trung bình khoảng 16.000 tỷ đồng/năm. Ảnh minh họa

Theo thống kê của Bộ Công Thương, sau gần 7 năm triển khai Nghị định 40/2018/NĐ-CP, ghi nhận từ các địa phương, doanh thu toàn thị trường kinh doanh đa cấp đạt trung bình khoảng 16.000 tỷ đồng/năm. Khoảng 37,8% số doanh thu này được doanh nghiệp chi trả hoa hồng cho người lao động tham gia mạng lưới bán hàng.

Các doanh nghiệp nhóm này nộp tiền thuế các loại vào ngân sách Nhà nước trung bình khoảng 1.600 - 1.800 tỷ đồng mỗi năm trong giai đoạn 2018 - 2024. Tuy nhiên đang có xu hướng giảm từ cuối 2023 đến nay do phạm vi hoạt động và số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh đa cấp thu hẹp, các loại hàng hóa thiếu sự đa dạng và giá bán kém cạnh tranh, nhất là hàng giá rẻ phân phối qua các nền tảng thương mại điện tử.

Còn là điểm nóng về khiếu nại, khiếu kiện

Cũng trong giai đoạn 2018 - 2024, Bộ Công Thương đã tiếp nhận 683 lượt đơn khiếu nại, phản ánh liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp. Một con số không nhỏ. Song điều đáng chú ý là, phần lớn các đơn thư này lại phản ánh những tranh chấp phát sinh từ trước năm 2018. Những năm gần đây, số đơn thư có xu hướng giảm rõ rệt (năm 2018 là 384 trường hợp, năm 2024 là 31 trường hợp).

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) khẳng định, ở góc độ quản lý, đây có thể được coi là tín hiệu tích cực, phản ánh hiệu quả từ việc siết chặt quy định pháp lý và tăng cường quản lý thị trường với hoạt động này.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc có thể chủ quan. Nguy cơ “vùng im lặng” nơi nạn nhân không tố cáo, không khiếu nại, không lên tiếng vẫn luôn tồn tại. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã từng khẳng định: “Dù được quản lý tốt, song lĩnh vực bán hàng đa cấp luôn tiềm ẩn những rủi ro, có thể bùng nổ bất cứ lúc nào”.

“Rất nhiều trường hợp bị lừa nhưng không biết khiếu nại ở đâu, hoặc vì e ngại, xấu hổ, nên âm thầm chịu đựng. Đó là vùng tối mà số liệu hành chính không thể phản ánh hết” - PGS. TS Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương.

Theo vị chuyên gia, hoạt động kinh doanh đa cấp đã và đang biến tướng phức tạp. Thay vì bán hàng truyền thống, nhiều đối tượng này sử dụng mô hình đầu tư tài chính, tiền ảo, kinh doanh cộng đồng… với hình thức đa cấp trá hình.

Thống kê của Bộ Công Thương cũng cho thấy, bộ đã chuyển tổng cộng 271 trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan công an, đồng thời phối hợp tích cực trong cung cấp thông tin, xác minh điều tra.

Đáng ghi nhận hơn, Bộ Công Thương cũng đã chủ động cảnh báo người dân thông qua các kênh truyền thông chính thống. Nhiều tin bài cảnh báo về mô hình huy động vốn bất hợp pháp, đầu tư tài chính trá hình, lôi kéo người tham gia mạng lưới... đã được đăng tải và lan rộng, góp phần nâng cao nhận thức xã hội.

PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng, thông tin cảnh báo hiện nay tuy có hiệu quả, nhưng vẫn mang tính phản ứng. Do đó, cần tiến tới một cơ chế cảnh báo sớm và chủ động hơn, kết hợp dữ liệu lớn, công nghệ giám sát và cơ chế liên ngành giữa Bộ Công Thương, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị công nghệ thông tin.

“Công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư hay chuyển hồ sơ có dấu hiệu vi phạm mới chỉ là một phần. Quan trọng hơn là khả năng phòng ngừa từ gốc, thông qua việc nhận diện mô hình biến tướng từ sớm, phối hợp liên ngành trong xử lý, và phổ cập kiến thức pháp lý, tài chính cho người dân đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như sinh viên, người thu nhập thấp, người vùng sâu vùng xa mới là vấn đề cốt lõi” - PGS. TS Ngô Trí Long khuyến nghị.

Thống kê của Bộ Công Thương, số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã giảm từ 67 doanh nghiệp vào năm 2016 đến nay chỉ còn 16 doanh nghiệp có giấy phép đang hoạt động.
Lê Na
Bài viết cùng chủ đề: Bán hàng đa cấp

Tin cùng chuyên mục

Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Tủ lạnh mini Funiki: Giải pháp tối ưu cho homestay và khách sạn mini

Điện máy Gia dụng Hòa Phát ra mắt bộ sưu tập máy làm mát mới

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Vàng bạc Phú Quý ra mắt sản phẩm bạc thỏi Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Cascara - Trà tái sinh từ phần bí ẩn nhất của cà phê

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột?

Green Future mở dịch vụ cho thuê xe Vinfast tại Đà Nẵng

Nhận tiền kiều hối an toàn, nhanh chóng qua MoneyGram tại Agribank

Sáng 20/3, Báo Công Thương tổ chức toạ đàm Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm

Trải nghiệm chuyển tiền quốc tế 0 đồng tại VPBank

Bà Rịa-Vũng Tàu: Nâng cao trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương xem xét xử lý vụ việc liên quan đến kẹo rau củ Kera

Tây Nguyên: Sôi nổi hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Quyền của người tiêu dùng - Hiểu để hành động đúng

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam: Cơ hội gắn kết cộng đồng

Lan tỏa, kết nối công tác bảo vệ người tiêu dùng

Thông tin minh bạch: 'Tấm khiên' bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng

100 câu hỏi được tìm nhiều nhất về bạc trên Internet: Sử dụng bạc trang sức thế nào?