Thứ hai 12/05/2025 20:49

Giấy phép sản xuất kinh doanh hóa chất lĩnh vực công nghiệp có thời hạn 5 năm

Thông tư 17/2022/TT-BCT có nhiều điểm mới, đáng chú ý là bổ sung Giấy phép sản xuất kinh doanh hóa chất lĩnh vực công nghiệp có thời hạn 5 năm.

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 17/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2017/TT-BCT quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, trong đó đáng chú ý là bổ sung quy định thời hạn giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất...

Bổ sung thời hạn Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất lĩnh vực công nghiệp

Theo Bộ Công Thương, Thông tư 17/2022/TT-BCT có nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là bổ sung Điều 3a về thời hạn của giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

Theo đó, giấy phép cấp mới có thời hạn hiệu lực là 5 năm kể từ ngày cấp. Đối với hóa chất hữu cơ khó phân hủy (POP), thời hạn của giấy phép là 5 năm kể từ ngày cấp hoặc bằng thời hạn đăng ký miễn trừ quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, căn cứ theo thời hạn nào đến trước. Thời hạn của giấy phép cấp lại và cấp điều chỉnh bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã cấp.

Bên cạnh đó, thông tư sửa đổi quy định về việc báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.

Trước ngày 15/2 hàng năm (quy định hiện hành là trước ngày 15/1 hàng năm), tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của năm trước đến Cục Hóa chất(Bộ Công Thương), Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính và nơi đặt địa điểm sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia (https://chemicaldata.gov.vn/cms.xc).

Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm báo cáo khi có sự cố xảy ra trong hoạt động hóa chất hoặc chấm dứt hoạt động hóa chất đến Cục Hóa chất, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính và nơi đặt địa điểm sản xuất, kinh doanh.

Theo quy định của Thông tư 17/2022/TT-BCT, trước ngày 1/3 hàng năm, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo công tác quản lý hoạt động hóa chất của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý đến Cục Hóa chất thông qua hệ thống Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia. Thông tư có hiệu lực từ ngày 22/12/2022.
Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Cục Hóa chất (Bộ Công Thương)

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn