Gian hàng Việt trực tuyến: Kênh phân phối hiện đại kích cầu tiêu dùng

Gian hàng Việt trực tuyến giúp doanh nghiệp đa dạng hóa kênh bán hàng, giảm chi phí, trong khi người tiêu dùng được mua hàng giá tốt hơn nhờ giảm bớt các khâu trung gian.

Ngày 16/4, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị: “Gian hàng Việt trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp phân phối sản phẩm trên sàn thương mại điện tử”.

Hội nghị nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất Việt Nam mở rộng kênh phân phối, phát triển hệ thống phân phối bằng các giải pháp chuyển đổi số, liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng hình thức thương mại điện tử và công nghệ số thông qua "Gian hàng Việt trực tuyến".

Ông Đặng Hoàng Hải- Cục trưởng Cục thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phát biểu tại hội nghị
Ông Đặng Hoàng Hải- Cục trưởng Cục thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phát biểu tại hội nghị

Kết nối các nhà sản xuất Việt với sàn thương mại điện tử

Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Hoàng Hải- Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, xu hướng tiêu dùng trực tuyến đang ngày càng phổ biến và là xu hướng tất yếu của tương lai, gian hàng Việt trực tuyến có thể xem là một biện pháp giúp các doanh nghiệp Việt phục hồi sản xuất và tiếp cận thị trường qua phương thức phân phối hiện đại.

“Gian hàng Việt trực tuyến” do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương chủ trì, hợp tác với các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam sẽ là nơi tập hợp các thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất Việt để thúc đẩy phân phối tại thị trường nội địa thông qua thương mại điện tử.

Bên cạnh các cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam khi các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA có hiệu lực, không ít thách thức đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất Việt phải cùng nhau nỗ lực củng cố vị thế của mình và phát triển bền vững hơn nữa tại thị trường trong nước. “Hiện chúng tôi mới ký liên kết với 1 số sàn thương mại điện tử như Sendo, Tiki, thời gian tới sẽ mở rộng để các sàn thương mại lớn đều có gian hàng Việt và cũng sẽ thúc đẩy mở gian hàng Việt tại các sàn thương mại điện tử nước ngoài”, ông Đặng Hoàng Hải khẳng định.

Bà Nguyễn Thị Mai Anh- Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội (HPA) cho biết, là đơn vị nòng cốt trong các hoạt động xúc tiến thương mại, thời gian qua, HPA đã đồng hành nhiều chương trình với Bộ Công Thương nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

HPA cũng đã phối hợp cùng JICA thực hiện trang Nông sản an toàn để đưa thực phẩm sạch đến tay người tiêu dùng cũng như tổ chức tốt các chương trình Đặc sản vùng miền. Nhờ đó nhiều sản phẩm tốt, đặc sản các tỉnh, thành đã được đưa vào tiêu thụ tại các kênh phân phối hiện đại, với mục tiêu đưa càng nhiều hàng đến người tiêu dùng, đặc biệt đưa lên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Sendo...

Bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội (HPA) phát biểu tại hội nghị
Bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội (HPA) phát biểu tại hội nghị

Phó giám đốc HPA cho rằng, “Gian hàng Việt trực tuyến” hứa hẹn sẽ là nơi chắp cánh cho thương hiệu Việt, doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên số, là cánh cửa rộng mở cho các doanh nghiệp sản xuất Việt uy tín đa dạng hoá kênh phân phối, vươn lên mạnh mẽ trước biến động khó lường của đại dịch Covid-19.

Minh bạch nguồn gốc và chất lượng sản phẩm

Còn theo ông Bùi Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, chương trình Gian hàng Việt hy vọng là siêu thị điện tử cho hàng Việt Nam để sản phẩm Việt phân phối đi khắp cả nước. “Quan trọng hơn là giải quyết triệt để vấn đề hàng nhái, hàng kém chất lượng. Vì chất lượng sản phẩm được đảm bảo bởi nhà sản xuất; hồ sơ doanh nghiệp do Bộ Công Thương kiểm tra, đánh giá”- ông Bùi Huy Hoàng bày tỏ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt, thương hiệu Việt tham gia phân phối trên “Gian hàng Việt trực tuyến” còn được truyền thông quảng bá, được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt từ các sàn thương mại điện tử, được hỗ trợ chi phí chuyển phát, và hỗ trợ tài chính từ các đối tác của Chương trình.

Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thông tin thêm, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của hàng Việt nói chung và hàng Việt được phân phối trên các sàn thương mại điện tử nói riêng là chủ đề nhận được ngày càng nhiều sự quan tâm của cộng đồng người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Cùng với sự phối hợp của Quỹ Châu Á và Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã kết nối 12 doanh nghiệp đã và đang được thực hiện truy xuất hàng hóa trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong khuôn khổ dự án truy xuất nguồn gốc hàng hóa và phát triển thị trường do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tài trợ, với các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam trên “Gian hàng Việt trực tuyến” góp phần hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất Việt ứng dụng thương mại điện tử, mở rộng kênh phân phối hàng hoá trên môi trường trực tuyến.

Gian hàng Việt trực tuyến: Kênh phân phối hiện đại kích cầu tiêu dùng

Việc ứng dụng công nghệ blockchain vào chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp trong dự án giúp doanh nghiệp tạo niềm tin với người tiêu dùng về tính minh bạch của nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, đồng thời tạo nền tảng vững chắc hơn cho doanh nghiệp khi tham gia phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.

Chia sẻ thêm về chương trình, ông Nguyễn Quang Thuật - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sen Đỏ, đơn vị sở hữu sàn thương mại điện tử Sendo.vn - cho biết: Sendo là một trong những sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam với khoảng 1 tỷ lượt truy cập trong năm 2020 đang định hướng trở thành một Chợ của người Việt, phân phối sản phẩm Việt và hướng tới đông đảo người tiêu dùng ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Chương trình Gian hàng Việt trực tuyến trên Sendo được kỳ vọng sẽ trở thành một điểm mua sắm uy tín cho người tiêu dùng hàng hoá Việt khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Dưới góc độ doanh nghiệp bà Nguyễn Thị Nga - Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) bày tỏ: hợp tác xã có hai sản phẩm tiêu và cà phê được lựa chọn, phân phối trên “Gian hàng Việt trực tuyến”. Trước đây, chưa có mô hình này, các sản phẩm của hợp tác xã chỉ được phân phối theo phương thức truyền thống: đưa đến các cửa hàng bán lẻ, các siêu thị nhỏ, các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh và trên toàn quốc. Cũng có một số sản phẩm xuất khẩu sang Pháp và thị trường châu Âu.

Gian hàng Việt trực tuyến sẽ là nơi tập hợp các thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng của doanh nghiệp sản xuất Việt
Gian hàng Việt trực tuyến sẽ là nơi tập hợp các thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng của doanh nghiệp sản xuất trong nước
Gian hàng Việt trực tuyến: Kênh phân phối hiện đại kích cầu tiêu dùng

Sau khi tham gia “Gian hàng Việt trực tuyến”, Bộ Công Thương cùng các sàn thương mại điện tử đã hỗ trợ Hợp tác xã rất nhiều. "Gian hàng Việt trực tuyến" mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho Hợp tác xã, không chỉ riêng cho hồ tiêu, cà phê mà cả nhiều mặt hàng nông sản khác"- bà Nguyễn Thị Nga nêu cụ thể.

Trong thời gian tới, Chương trình Kết nối thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất Việt mở rộng kênh phân phối hàng hoá trên môi trường trực tuyến, kết nối với người tiêu dùng thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn thương mại điện tử sẽ được Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội tiếp tục phối hợp tổ chức, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và doanh nghiệp các tỉnh thành phố trên cả nước nói chung.

doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành việc ký kết thỏa thuận triển khai phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến”
Doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành việc ký kết thỏa thuận triển khai phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến”

Tại Hội nghị, gần 20 doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành việc ký kết thỏa thuận triển khai phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến”. Thay mặt đơn vị tổ chức, Lãnh đạo Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch thành phố Hà Nội đã trao các thỏa thuận triển khai cho các doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ Hội nghị, các doanh nghiệp đã được phổ biến về thương mại điện tử, hướng dẫn, tư vấn về các thức kinh doanh thương mại điện tử, phân phối hàng hóa hiệu quả trên sàn thương mại điện tử, tư vấn về giải pháp truy xuất nguồn gốc, các gói hỗ trợ tài chính và chuyển đổi số. Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp có thời gian trao đổi, tìm hiểu sâu hơn từ đại diện của các Đơn vị triển khai và các đối tác hợp tác của Chương trình về “Gian hàng Việt trực tuyến” và hình thức kinh doanh hiện đại trong bối cảnh mới.
Lan Anh- Bùi Hùng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Thời gian qua, sản phẩm đồ uống rượu bia xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử với sức mua tăng. Vậy, làm thế nào để kiểm soát độ tuổi mua hàng?
Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant, bộ công cụ số thông minh nhằm tăng cường hiệu suất gia tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp SMEs đã ra mắt tại Việt Nam.
Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Sau hơn 2 năm ra mắt, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai đã có 40 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia với 300 sản phẩm.
TP. Hồ Chí Minh: Hợp sức thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Hợp sức thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử

Sở Thông tin và Truyền thông cùng Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử trên địa bàn.
Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội

Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội

Thương mại điện tử đã và đang có sự bùng nổ trong những năm gần đây. Với các nhà phân phối, đây là một cơ hội vàng để phát triển sự nghiệp.
Bộ Công Thương: Quyết liệt giải pháp chặn hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng

Bộ Công Thương: Quyết liệt giải pháp chặn hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng

Nhằm ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.
67 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

67 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

Hai tháng đầu năm, nhà cung cấp nước ngoài nộp 2.030 tỷ đồng tiền thuế. Trong đó có những công ty công nghệ hàng đầu thế giới nộp thuế: Google, Apple, TikTok...
Tràn lan shop "ảo" giá siêu rẻ "lừa" người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

Tràn lan shop "ảo" giá siêu rẻ "lừa" người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

Hiện nay, tình trạng giả mạo sàn giao dịch, thương hiệu lớn diễn ra ngày càng nhiều, nhất là khi nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân ngày càng cao.
59% người dùng sử dụng mạng xã hội làm công cụ nghiên cứu sản phẩm

59% người dùng sử dụng mạng xã hội làm công cụ nghiên cứu sản phẩm

Tại Việt Nam, có tới 59% người tiêu dùng tin tưởng vào mạng xã hội để nghiên cứu thông tin về sản phẩm, trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
TP. Hồ Chí Minh phát triển thương mại điện tử nhanh nhất cả nước

TP. Hồ Chí Minh phát triển thương mại điện tử nhanh nhất cả nước

Trong năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 20,5 tỷ USD, riêng tại TP. Hồ Chí Minh đạt 4,7 tỷ USD, tăng trưởng đạt 37%, cao nhất cả nước.
Doanh thu các sàn bán lẻ trực tuyến Việt Nam dự kiến tăng trưởng mạnh năm 2024

Doanh thu các sàn bán lẻ trực tuyến Việt Nam dự kiến tăng trưởng mạnh năm 2024

Dự báo doanh thu và sản lượng bán ra trên các sàn bán lẻ trực tuyến B2C Việt Nam tiếp tục tăng mạnh và có thể đạt 650 ngàn tỷ đồng vào năm 2024.
Ngành gỗ liên tục đổi mới để chiếm lĩnh thị trường ngách

Ngành gỗ liên tục đổi mới để chiếm lĩnh thị trường ngách

Với những ưu thế vượt trội so với thương mại truyền thống, thương mại điện tử đã trở thành “cứu cánh” giúp nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vượt qua thách thức.
Người bán hàng online nợ thuế sẽ bị công khai trên truyền thông và cấm xuất cảnh

Người bán hàng online nợ thuế sẽ bị công khai trên truyền thông và cấm xuất cảnh

Theo Bộ Tài chính, thời gian tới, những người bán hàng online nợ thuế sẽ bị công khai trên truyền thông và cấm xuất cảnh.
Flagship Store - Gian hàng địa phương trên các sàn thương mại điện tử

Flagship Store - Gian hàng địa phương trên các sàn thương mại điện tử

Với sự chung tay từ cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các sàn thương mại điện tử, Flagship Store hứa hẹn mang lại nhiều giá trị thiết thực.
Gặp CEO ACCESSTRADE Đỗ Hữu Hưng - Nhà sáng lập Dự án 1 triệu doanh nghiệp số

Gặp CEO ACCESSTRADE Đỗ Hữu Hưng - Nhà sáng lập Dự án 1 triệu doanh nghiệp số

Nhân dịp đầu năm, Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với nhà sáng lập Dự án 1 triệu doanh nghiệp số - CEO Đỗ Hữu Hưng để hiểu hơn về dự án này.
Nâng chất lượng dịch vụ, nhiều sàn thương mại điện tử giao hàng xuyên Tết

Nâng chất lượng dịch vụ, nhiều sàn thương mại điện tử giao hàng xuyên Tết

Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và để nâng cao chất lượng dịch vụ, nhiều sàn thương điện tử đã có kế hoạch duy trì làm việc xuyên Tết.
Giải pháp đưa thương mại điện tử tăng trưởng bứt phá trong năm 2024

Giải pháp đưa thương mại điện tử tăng trưởng bứt phá trong năm 2024

Theo Bộ Công Thương, năm 2024 thương mại điện tử dự kiến tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 18 - 20%/năm với sự triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp.
Thương mại điện tử bán lẻ sẽ trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam

Thương mại điện tử bán lẻ sẽ trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam

Kịch bản cao, các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ Việt Nam được hỗ trợ, tăng xuất khẩu online thì kim ngạch có thể đạt 12 tỷ USD, tức 296.300 tỷ đồng vào 2027.
Thị trường bán lẻ 2024: Khá lạc quan nhưng thận trọng

Thị trường bán lẻ 2024: Khá lạc quan nhưng thận trọng

Xu hướng mở rộng bán hàng đa kênh vẫn được thể hiện rõ rệt; thương mại điện tử tiếp tục là kênh bán hàng online được sử dụng nhiều nhất trong ngành bán lẻ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động