Thứ hai 23/12/2024 04:39

Giảm nghèo đa chiều trong tình hình mới

Để giảm nghèo đa chiều, các bộ, ngành, địa phương bố trí ngân sách tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ chương trình cơ chế, chính sách...

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, từ đầu năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương bố trí ngân sách để tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ các chương trình, cơ chế, chính sách giảm nghèo; đồng thời, huy động nguồn lực cho công tác giảm nghèo, thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số

Trong năm, ngân sách nhà nước đã ưu tiên bố trí khoảng 23.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung (hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm; về giáo dục và đào tạo; về y tế; về nhà ở; về trợ giúp pháp lý; về văn hóa, thông tin...) và 8.620 tỷ đồng để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Với nhiều nỗ lực, công tác giảm nghèo 2 năm qua đã đạt và vượt mục tiêu. Tỷ lệ hộ nghèo từ 9,88% năm 2015 (năm đầu kỳ) giảm xuống còn 2,23% năm 2021, trung bình mỗi năm giảm 1,27%. Riêng năm 2022, ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 1,2% so với cuối năm 2021, đạt mục tiêu đề ra.

Đã có nhiều tấm gương điển hình nỗ lực vươn lên thoát nghèo, sản xuất và làm kinh tế giỏi; hàng triệu hộ gia đình đã thoát nghèo. Điển hình như xã Pa Cheo (huyện Bát Xát, Lào Cai) là 1 trong 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tại Lào Cai (trên 40% hộ nghèo thời điểm năm 2019) đến năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 79,39% xuống 64,81, tương đương giảm 167 hộ nghèo/năm. Thu nhập bình quân năm 2022 đạt 19,2 triệu đồng/người, tăng 5,2 triệu đồng/người so với năm 2020.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác giảm nghèo còn đối diện với nhiều khó khăn. Nhiều huyện nghèo, xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo chưa thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn do là vùng “lõi nghèo”. Phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo sinh sống ở vùng nông thôn, có sinh kế, thu nhập không bền vững, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp, khó tiếp cận việc làm…

Theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, ước tính tại thời điểm tháng 1/2022, cả nước có khoảng 14% hộ dân cư có thu nhập dưới mức sống tối thiểu, tương ứng với khoảng 3,8 triệu hộ; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo khoảng 8% (2,2 triệu hộ), tỷ lệ hộ cận nghèo khoảng 6% (1,6 triệu hộ).

Trước thực trạng này, Việt Nam được khuyến cáo cần nỗ lực rà soát, tích hợp, hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới thực chất cách tiếp cận về giảm nghèo, ban hành chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cường tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo.

Đối với hộ nghèo không có khả năng lao động thực hiện các biện pháp hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương và huy động xã hội hóa. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo.

Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Tích cực tuyên truyền, giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững. Nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Tin cùng chuyên mục

Sớm hoàn thiện chính sách và ban hành kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn: Thúc đẩy tương lai xanh Việt Nam

Đà Nẵng giới thiệu sổ tay ứng phó cho động vật đồng hành trong bối cảnh thiên tai

Panasonic khởi động chiến dịch 'Dẫn đầu sống xanh - mở tương lai bền vững'

AEON vào top 3 doanh nghiệp bền vững ngành thương mại dịch vụ

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Từ năm 2025, người lái xe gặp tai nạn giao thông bị giữ phương tiện trong trường hợp nào?

MM Mega Market Việt Nam được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ

Vũng Tàu: LSP tặng 160 thùng rác tái chế và đổi quà lấy rác tại xã Long Sơn

Văn hóa kinh doanh: Nhìn từ ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp

SASCO được vinh danh Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững

100 doanh nghiệp bền vững được biểu dương tại CSI 2024

Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam’

17 doanh nghiệp được vinh danh nhờ đóng góp vào thúc đẩy bình đẳng giới

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Hà Nội: Phấn đấu 100% siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy vào năm 2025

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh