Thứ hai 23/12/2024 06:48

Giải quyết an ninh năng lượng bằng số hóa kết hợp điện hóa sử dụng năng lượng tái tạo

Việc số hóa kết hợp với điện hóa sử dụng năng lượng tái tạo chính là giải pháp tối ưu để tăng cường an ninh năng lượng, phục hồi tài nguyên và khử cacbon.

Đây là nội dung được đưa ra tại hội nghị cấp cao Innovation Summit Vietnam 2022 tổ chức ngày 6/12. Theo ông Đồng Mai Lâm - Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam & Campuchia, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay đã làm cho chi phí năng lượng tăng cao và khiến cho nguồn cung trở nên khan hiếm hơn. Do đó, khả năng phục hồi nên được các doanh nghiệp ưu tiên tính toán. “Hiệu quả và tính bền vững là hộ chiếu thông hành tới tất cả các lĩnh vực, có tác động bền vững từ hiện tại tới tương lai. Chìa khóa để đẩy nhanh lộ trình này chính là sự kết hợp giữa số hóa và điện hóa để thúc đẩy tính hiệu quả và xanh hóa năng lượng- ông Đồng Mai Lâm nói.

Ông Romaric Ernst - Phó Chủ tịch Marketing & Phát triển Kinh doanh, Schneider Electric Khu vực Đông Á & Nhật Bản, cũng nhấn mạnh tại sự kiện về sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và Chính phủ để đạt được mục tiêu chung. Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay đang kéo theo chi phí cao hơn trên nguồn cung hữu hạn. Do đó, ông kêu gọi các doanh nghiệp tích cực thảo luận giải pháp để gia tăng năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt, đồng thời hành động nhanh để kiến tạo nên một thế giới bền vững hơn bằng các công nghệ sẵn có.

Việc số hóa kết hợp với điện hóa sử dụng năng lượng tái tạo chính là giải pháp tối ưu để tăng cường an ninh năng lượng

Liên quan đến những vấn đề trên, ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) - cho biết: Trong cơ cấu phát thải carbon, lĩnh vực năng lượng luôn chiếm tỉ lệ lớn. Năm 2010, tổng lượng phát thải carbon của Việt Nam là hơn 200 triệu tấn CO2, trong đó năng lượng chiếm hơn 60%, đến năm 2020 con số này đã tăng lên 70%.

Ông Vũ cho biết tại Hội nghị COP26, Việt Nam cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Ngay sau COP26, Việt Nam đã khẩn trương cụ thể hóa, bắt tay thực hiện ngay những cam kết của mình trước cộng đồng quốc tế.

Theo đó, để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành quyết định 882/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, trong đó có lĩnh vực năng lượng. Và Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (Chương trình VNEEP3) với mục tiêu tiết kiệm từ 5-7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn đến năm 2025 và đạt từ 8-10% trong cả giai đoạn từ 2019 đến năm 2030, tương đương khoảng 60 triệu tấn dầu quy đổi (TOE).

Mặc dù chính sách đã có, song để đạt được mục tiêu này, theo ông Vũ cần có sự vào cuộc của các cơ quan từ trung ương đến địa phương và sự đồng hành của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, sản xuất xanh, bền vững hơn…

Hội nghị cấp cao Innovation Summit Vietnam 2022 từ ngày 6/12 đến 7/12. Trong khuôn khổ Hội nghị sẽ diễn ra chương trình trao Giải thưởng Phát triển bền vững Sustainaiblity Impact Awads nhằm ghi nhận các nỗ lực của các đơn vị trong 2 hạng mục: Tác động tích cực đến phát triển bền vững của doanh nghiệp: dành cho các đối tác dẫn đầu về tính bền vững trong mục tiêu giảm phát thải CO2 trong hoạt động kinh doanh hoặc vận hành. Tác động tích cực đến phát triển bền vững và hiệu quả cho khách hàng của doanh nghiệp: dành cho đối tác dẫn đầu về tính bền vững bằng cách hỗ trợ khách hàng đạt mục tiêu giảm phát thải CO2.
Hà Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Cần chiến lược cho năng lượng hydro

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Động lực phát triển kinh tế độc lập, tự chủ

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?