Nhìn lại thị trường điện cạnh tranh năm 2024

Năm 2024, Bộ Công Thương đã quản lý, vận hành thị trường điện cạnh tranh công bằng, minh bạch, hiệu quả, đảm bảo đủ điện cho nền kinh tế- xã hội của đất nước.
Thị trường điện cạnh tranh: Nền tảng phát triển năng lượng bền vững Cục Điều tiết Điện lực: Hoàn thiện thể chế, tạo tiền đề phát triển thị trường điện cạnh tranh

Năm 2024, có 112 nhà máy điện tham gia thị trường điện cạnh tranh

Ông Trần Việt Hoà - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (ĐTĐL) - cho biết, tính đến hết năm 2024, cả nước có 112 nhà máy điện trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường điện cạnh tranh với tổng công suất đặt là 32.272,5 MW (chiếm khoảng 38% tổng công suất đặt toàn hệ thống) và 6 đơn vị mua điện trên thị trường giao ngay từ các nhà máy điện, trong đó EVN đóng vai trò mua điện chính trên thị trường và 5 Tổng công ty Điện lực: Miền Bắc, miền Trung, miền Nam, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Như vậy sau 12 năm vận hành thị trường điện cạnh tranh từ ngày 1/7/2012, số lượng nhà máy đã tăng lên đáng kể, tăng gần 4 lần so với lúc bắt đầu vận hành chính thức. Cụ thể, thời điểm năm 2012 mới có 31 nhà máy điện trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường điện, với tổng công suất 9.212MW. Các nguồn điện trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường rất đa dạng về loại hình doanh nghiệp, từ các nhà máy do tư nhân đầu tư đến các nhà máy theo hình thức vốn góp, cổ phần, liên doanh.

Để đảm bảo đúng quy định và tính hiệu quả, Cục ĐTĐL thường xuyên tổ chức họp giao ban thị trường điện đối với EVN, các đơn vị phát điện, đề xuất các biện pháp để xử lý các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

Đặc biệt, năm 2024, Bộ Công Thương đã chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nghị định số 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA) với 2 hình thức mua bán: Qua đường dây kết nối riêng (cho các nguồn phát điện gần nơi tiêu thụ) và qua lưới điện quốc gia (cho các nguồn phát xa nơi tiêu thụ).

Nhiều chuyên gia đánh giá, đây là một trong các bước đi quan trọng để tăng cường sự tham gia của các bên trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh và là bước đệm hướng đến việc triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam.

Nhìn lại thị trường điện cạnh tranh năm 2024
Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Bắc. Ảnh: Đình Dũng

Chuẩn bị cho thị trường bán lẻ

Về thị trường điện năm 2025, ông Trần Việt Hoà thông tin, năm 2024, ngày 27/12/2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3621/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh năm 2025 trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các đơn vị tham gia thị trường điện, tạo động lực và nguồn lực phục vụ công tác chuẩn bị nhiên liệu của các nhà máy điện tham gia thị trường điện để góp phần đáp ứng an ninh cung cấp điện trong bối cảnh năm 2025 nhu cầu phụ tải được dự báo tăng cao.

Trên cơ sở kết quả đạt được thời gian qua, Cục sẽ tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh để kịp thời ban hành đồng bộ với tiến độ có hiệu lực của Luật Điện lực năm 2024; xây dựng kế hoạch để rà soát, đánh giá toàn diện để có thể điều chỉnh lộ trình phát triển, thiết kế và các quy định của thị trường điện cạnh tranh. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện đề án Tái cơ cấu điện phục vụ thị trường bán lẻ cạnh tranh báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Giám sát vận hành thị trường điện, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, các vướng mắc, kiến nghị của các đơn vị tham gia thị trường điện; theo dõi, phối hợp với các bên liên quan trình hoặc thực hiện các đề án, đặc biệt là Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định quy định về cơ chế DPPA.

Năm 2025, bên cạnh thực hiện tốt công tác điều hành giá điện, Bộ Công Thương dự kiến ban hành các loại giá, khung giá năm 2025 như: Biểu giá chi phí tránh được, khung giá các loại hình phát điện, khung giá bán buôn điện cho các tổng công ty điện lực, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ; giá điều độ vận hành hệ thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường điện lực và kiểm tra phương án giá điện các nhà máy điện.
Nguyên Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường điện cạnh tranh
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khẩn trương triển khai thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Khẩn trương triển khai thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 18/4, Bộ Công Thương đã có văn bản hỏa tốc đề nghị các địa phương, doanh nghiệp liên quan xây dựng Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Chuyển đổi năng lượng: Ai dẫn dắt, ai hưởng lợi?

Chuyển đổi năng lượng: Ai dẫn dắt, ai hưởng lợi?

Thảo luận về giải pháp đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi năng lượng hiệu quả, nhiều diễn giả đặt câu hỏi “Ai dẫn dắt, ai hưởng lợi trong quá trình này?".
Công trình năng lượng Việt Nam an toàn sau động đất Myanmar nhưng cần đề phòng

Công trình năng lượng Việt Nam an toàn sau động đất Myanmar nhưng cần đề phòng

Trận động đất tại Myanmar dù không ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, song nó cũng là hồi chuông về an toàn các công trình hạ tầng, trong đó có các nhà máy điện.
Các giải pháp phát triển năng lượng cạnh tranh đến năm 2030

Các giải pháp phát triển năng lượng cạnh tranh đến năm 2030

Luật sư Nguyễn Hải từ Công ty Truyền tải Điện 2 đã đề xuất hàng loạt giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển ngành năng lượng Việt Nam.
Hàn Quốc phát triển pin nước biển từ urê, gỗ thải

Hàn Quốc phát triển pin nước biển từ urê, gỗ thải

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển chất xúc tác pin nước biển từ urê và gỗ thải, giúp giảm chi phí, tăng hiệu suất, mở ra hướng đi mới cho lưu trữ năng lượng.

Tin cùng chuyên mục

Mỹ phát triển pin hạt nhân từ năng lượng bức xạ

Mỹ phát triển pin hạt nhân từ năng lượng bức xạ

Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (Mỹ) đã phát triển một loại pin hạt nhân có thể chuyển đổi năng lượng bức xạ thành điện và an toàn khi sử dụng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển bền vững các nguồn phát điện

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển bền vững các nguồn phát điện

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã quyết liệt triển khai thực hiện đầu tư hạ tầng điện lực theo Quy hoạch điện VIII nhằm bảo đảm an ninh năng lượng.
5 quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển năng lượng

5 quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển năng lượng

ThS. Vũ Khánh Thịnh và PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng đã hệ thống hóa 5 quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển năng lượng quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
Lời giải cho an ninh năng lượng: Góc nhìn từ Đà Nẵng

Lời giải cho an ninh năng lượng: Góc nhìn từ Đà Nẵng

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh năng lượng, coi đây là nền tảng cho phát triển kinh tế bền vững.
Giải pháp phát triển năng lượng xanh tại Lai Châu

Giải pháp phát triển năng lượng xanh tại Lai Châu

Lai Châu có nhiều lợi thế trong phát triển năng lượng xanh như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối và đặc biệt là thủy điện.
Xu hướng điện hạt nhân trong tương lai sẽ ra sao?

Xu hướng điện hạt nhân trong tương lai sẽ ra sao?

Thế giới đối mặt với thách thức kép là biến đổi khí hậu và nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng, điện hạt nhân đang đứng trước ngã rẽ quan trọng.
Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành, địa phương, EVN đang tích cực triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Kinh tế tư nhân và thách thức trong ngành năng lượng

Kinh tế tư nhân và thách thức trong ngành năng lượng

Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong xã hội hóa ngành năng lượng nhưng vẫn đối mặt nhiều thách thức, đòi hỏi giải pháp đồng bộ để thúc đẩy phát triển.
Đột phá nào cho tương lai năng lượng Việt Nam?

Đột phá nào cho tương lai năng lượng Việt Nam?

Với cách tiếp cận đồng bộ và hợp lý, Việt Nam có thể vượt qua thách thức về năng lượng, vừa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, vừa bảo vệ môi trường.
Tương lai kinh tế xanh nhờ chuyển đổi năng lượng bền vững

Tương lai kinh tế xanh nhờ chuyển đổi năng lượng bền vững

Kinh tế xanh cần chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng giảm tỷ trọng năng lượng hóa thạch, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo và năng lượng mới.
Đổi mới truyền thông trong phát triển năng lượng bền vững

Đổi mới truyền thông trong phát triển năng lượng bền vững

Việc xây dựng một chiến lược truyền thông tổng thể về phát triển năng lượng bền vững là cần thiết trong bối cảnh có nhiều thách thức trong ngành năng lượng.
Ngành điện thế giới năm 2025: Điện hạt nhân hồi sinh

Ngành điện thế giới năm 2025: Điện hạt nhân hồi sinh

Năm 2025, ngành điện hạt nhân và năng lượng tái tạo được xem là giải pháp bền vững, giúp giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Cục Điều tiết Điện lực: Hoàn thiện thể chế, tạo tiền đề phát triển thị trường điện cạnh tranh

Cục Điều tiết Điện lực: Hoàn thiện thể chế, tạo tiền đề phát triển thị trường điện cạnh tranh

Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Điều tiết Điện lực đã điểm lại những thành công của đơn vị trong nhiều khó khăn, thách thức.
Ký kết thực hiện dự án thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Ký kết thực hiện dự án thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Chiều ngày 15/1, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết thực hiện dự án Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng giữa 2 đơn vị chức năng của Bộ Công Thương và GIZ.
Cơ hội và thách thức nào để đột phá năng lượng hydro?

Cơ hội và thách thức nào để đột phá năng lượng hydro?

Chiến lược phát triển năng lượng hydro của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chính thức được ban hành, khẳng định hydrogen sẽ đóng vai trò then chốt.
Việt Nam cần bao nhiêu nhân lực cho điện hạt nhân?

Việt Nam cần bao nhiêu nhân lực cho điện hạt nhân?

Để tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ cho điện hạt nhân, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị với sự tham dự của các đơn vị thuộc Bộ.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phát huy tốt vai trò tham mưu trong phát triển năng lượng...

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phát huy tốt vai trò tham mưu trong phát triển năng lượng...

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã phát huy tốt vai trò tham mưu cho Bộ Công Thương trong việc thực hiện chiến lược phát triển năng lượng quốc gia.
Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện

Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện

30 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH MTV vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia đã bước sang một giai đoạn mới với sứ mệnh mới.
Từ A0 tới NSMO: Sứ mệnh trái tim của ngành điện

Từ A0 tới NSMO: Sứ mệnh trái tim của ngành điện

Từ sau ngày 1/8/2024, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia đã chính thức trực thuộc Bộ Công Thương với tên gọi mới và thực hiện sứ mệnh trái tim ngành điện.
Hiệu quả từ chống lãng phí trong đầu tư của EVN

Hiệu quả từ chống lãng phí trong đầu tư của EVN

Hàng loạt công trình nguồn và lưới điện được EVN đưa vào vận hành đúng kế hoạch, thậm chí vượt tiến độ góp phần chống lãng phí.
Mobile VerionPhiên bản di động