Xu hướng điện hạt nhân trong tương lai sẽ ra sao?

Thế giới đối mặt với thách thức kép là biến đổi khí hậu và nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng, điện hạt nhân đang đứng trước ngã rẽ quan trọng.
Mỹ tái khởi động nhà máy điện hạt nhân khổng lồ Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam 8 địa điểm có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam

Trong bối cảnh thế giới đối mặt với thách thức kép là biến đổi khí hậu và nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng, năng lượng hạt nhân đang đứng trước ngã rẽ quan trọng. Việc phân tích các xu hướng điện hạt nhân đến năm 2050 cho thấy những động lực tăng trưởng chính, từ đổi mới công nghệ đến chính sách hỗ trợ. Đặc biệt, các công nghệ mới nổi như lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) đang mở ra triển vọng định hình tương lai ngành hạt nhân, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cần vượt qua để phát huy vai trò trong sản xuất điện toàn cầu.

Điện hạt nhân quan trọng thế nào?

Điện hạt nhân đang đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới năng lượng toàn cầu với khả năng cung cấp điện tải cơ bản ổn định, góp phần giảm thiểu khí thải carbon. Hiện nay, ngành này tạo ra 2.602 TWh mỗi năm, chiếm khoảng 9% sản lượng điện toàn cầu. Pháp hiện đang dẫn đầu tỉ lệ cung cấp điện từ điện hạt nhân khi chiếm tới 68,5%, trong khi Slovakia và Hungary dựa vào hạt nhân cho gần 50% sản lượng điện quốc gia. Hoa Kỳ là nhà sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới, cung cấp gần 790 tỷ kWh mỗi năm, tương đương 19,5% sản lượng điện của nước này.

Hiện có khoảng 440 lò phản ứng hạt nhân hoạt động trên 32 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng công suất đạt 390 GW. Đáng chú ý, châu Á đang trở thành khu vực phát triển điện hạt nhân nhanh nhất thế giới khi các nền kinh tế như Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu xu hướng mở rộng công suất. Trong khi đó, các quốc gia có ngành hạt nhân lâu đời tập trung vào nâng cấp và bảo trì hệ thống hiện có.

Xu hướng điện hạt nhân trong tương lai sẽ ra sao?
Điện hạt nhân đang đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới năng lượng toàn cầu. - Ảnh minh hoạ

Ngành công nghiệp hạt nhân đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ với khoảng 60 lò phản ứng đang được xây dựng tại 16 quốc gia, chủ yếu ở châu Á. Ngoài ra, 90 lò phản ứng khác đang được lên kế hoạch và hơn 300 lò được đề xuất xây dựng trong tương lai. Đặc biệt, sự xuất hiện của công nghệ lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) đang tạo nên bước đột phá nhờ khả năng linh hoạt trong quy mô và chi phí xây dựng thấp hơn so với lò phản ứng truyền thống. Những thiết kế tiên tiến này không chỉ cải thiện hệ thống an toàn mà còn mở ra ứng dụng đa năng trong sản xuất công nghiệp, khử muối và sản xuất hydro.

Bên cạnh đổi mới công nghệ, các chính phủ trên toàn cầu đang thúc đẩy chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng hạt nhân. Tại Hoa Kỳ, chính phủ đã phân bổ hàng tỷ đô la thông qua Đạo luật Đầu tư Cơ sở hạ tầng và Việc làm để hỗ trợ các nhà máy hiện có và phát triển lò phản ứng tiên tiến. Các quốc gia như Pháp, Trung Quốc và Anh cũng đặt ra những kế hoạch đầy tham vọng nhằm mở rộng năng lượng hạt nhân, coi đây là chìa khóa cho mục tiêu giảm phát thải.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các thỏa thuận quốc tế như Thỏa thuận Paris, vai trò của điện hạt nhân càng trở nên cấp thiết. Nguồn năng lượng này hiện giúp thế giới tránh được khoảng 1,6 gigaton khí thải CO₂ mỗi năm. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), để giới hạn mức nóng lên toàn cầu ở 1,5°C, công suất hạt nhân cần tăng gấp ba lần, lên 1.160 GW vào năm 2050. Nếu không có năng lượng hạt nhân, việc đạt được các mục tiêu khí hậu có thể tiêu tốn thêm 1,6 nghìn tỷ USD.

Bên cạnh tiềm năng về khí hậu, điện hạt nhân còn mang lại lợi thế trong đảm bảo an ninh năng lượng, nhất là trong bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng và căng thẳng địa chính trị ngày càng tăng. Điện hạt nhân giúp giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, đảm bảo khả năng hoạt động liên tục 24/7 và tăng cường độ ổn định của lưới điện, kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Sự kết hợp giữa đổi mới công nghệ, hỗ trợ chính sách và nhu cầu đảm bảo an ninh năng lượng đang tạo ra động lực lớn chưa từng có cho sự phát triển điện hạt nhân. Những động lực này càng trở nên quan trọng tại các nền kinh tế đang phát triển, nơi quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng và mục tiêu khử carbon thúc đẩy nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng ổn định và bền vững như điện hạt nhân.

Dự báo xu hướng của điện hạt nhân

Các dự báo từ các tổ chức quốc tế lớn đang vẽ nên một bức tranh đầy tham vọng về sự mở rộng của năng lượng hạt nhân vào giữa thế kỷ 21, khi công nghệ này được kỳ vọng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt các mục tiêu về an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã nâng mức dự báo tăng trưởng của ngành này lên năm thứ tư liên tiếp, cho thấy sự lạc quan ngày càng cao.

Theo IAEA, công suất hạt nhân toàn cầu hiện đạt 371,5 GW(e) với 413 lò phản ứng đang hoạt động. Đến năm 2050, hai kịch bản phát triển được đưa ra: kịch bản lạc quan với công suất đạt 950 GW(e), tức tăng gấp 2,5 lần so với hiện tại; và kịch bản thận trọng, công suất đạt 514 GW(e), tương đương mức tăng trưởng 40%. Đây là sự điều chỉnh đáng kể, cao hơn 24% so với dự báo ba năm trước.

Phân tích theo từng khu vực cho thấy sự khác biệt rõ nét về chiến lược phát triển. Châu Á được dự đoán là trung tâm tăng trưởng mạnh nhất, chiếm tới 60% số lò phản ứng mới xây dựng. Châu Âu tương lai sẽ tập trung vào nâng cấp và hiện đại hóa các nhà máy hiện có. Các nước khu vực Bắc Mỹ sẽ chủ yếu kéo dài tuổi thọ các lò phản ứng cũ để duy trì công suất. Trong khi đó,Trung Đông sẽ nổi lên như một thị trường mới đầy tiềm năng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng.

Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, đóng góp khoảng 60% công suất bổ sung mới kể từ năm 2000 và hiện là nhà sản xuất lớn thứ ba toàn cầu. Ngoài ra, khoảng 30 quốc gia khác cũng đang xem xét hoặc triển khai kế hoạch đưa điện hạt nhân vào cơ cấu năng lượng quốc gia.

Lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) được kỳ vọng sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai của ngành năng lượng hạt nhân. Theo IAEA, các SMR có thể đóng góp tới 25% công suất bổ sung trong kịch bản phát triển cao. Hiện có khoảng 80 thiết kế SMR đang được phát triển trên toàn cầu, trong đó, lò SMR thương mại đầu tiên đã đi vào hoạt động tại Trung Quốc cuối năm 2023.

Các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh cũng đang tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy việc thương mại hóa SMR, mở ra triển vọng phát triển mới cho ngành hạt nhân.

Đối với Việt Nam, PGS. TS Vương Hữu Tấn, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam nhận định, điện hạt nhân là giải pháp giúp ổn định hệ thống điện quốc gia, đặc biệt khi năng lượng tái tạo như điện gió và mặt trời ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Ông nhấn mạnh: "Điện hạt nhân có vai trò quan trọng trong việc dự phòng cho năng lượng tái tạo và cần được đưa vào quy hoạch phát triển điện lực".

Theo tính toán, đến năm 2050, điện gió và điện mặt trời sẽ chiếm 63,8% tổng công suất nguồn điện, trong khi thủy điện và điện khí chỉ chiếm khoảng 15,7%. Khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng mạnh, nhu cầu về công suất nguồn điện nền cũng cần được nâng cao để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định và liên tục.

PGS. TS Vương Hữu Tấn cho biết, thủy điện và khí hóa lỏng (LNG) có thể đáp ứng phần nào vai trò của nguồn điện nền, song vẫn có những giới hạn. Ước tính, hệ thống điện năm 2050 sẽ cần khoảng 20% công suất dự phòng từ nguồn điện nền. Tuy nhiên, với tỷ trọng thủy điện và điện khí ở thời điểm này, nguồn dự phòng chỉ vừa đủ, khó có thể đảm bảo ổn định cho toàn hệ thống. "Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các ngành công nghệ cao vốn đòi hỏi nguồn cung điện ổn định, liên tục", ông nói thêm.

Bên cạnh đó, ông Vương Hữu Tấn cũng chỉ ra những rủi ro khi phụ thuộc hoàn toàn vào thủy điện và LNG. Thủy điện phụ thuộc vào thời tiết và còn phải đảm nhận nhiệm vụ điều tiết lũ, phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp. Nếu sử dụng toàn bộ công suất thủy điện làm nguồn dự phòng, các mục tiêu khác như phòng chống thiên tai và phát triển nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Trong khi đó, điện khí LNG không đảm bảo tính ổn định lâu dài vì phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, giá cả cao và nhiều biến động trên thị trường quốc tế.

"Trong nhiều trường hợp, giá thành điện hạt nhân có thể cạnh tranh với các nguồn điện khác", ông Vương Hữu Tấn nói và dẫn chứng, tại Nhật Bản, giá điện hạt nhân thuộc nhóm rẻ nhất do nước này phải nhập khẩu nguyên liệu sản xuất cho hầu hết các nguồn năng lượng khác. Điều này cho thấy điện hạt nhân là lựa chọn phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn, nhất là trong bối cảnh an ninh năng lượng trở thành ưu tiên hàng đầu.

Năng lượng hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính. Trong 50 năm qua, công nghệ này đã giúp tránh được khoảng 70 gigaton khí thải CO2. Đến năm 2050, điện hạt nhân được kỳ vọng sẽ chiếm 7,8% sản lượng điện toàn cầu, giúp giảm 1,5 gigaton CO2 và tiết kiệm 180 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm.

Để đạt được mục tiêu này, ngành năng lượng hạt nhân cần khoản đầu tư khoảng 125 tỷ USD mỗi năm vào cuối thập kỷ 2020, cao gấp ba lần so với mức hiện tại. Việc mở rộng quy mô sẽ phụ thuộc nhiều vào các chính sách hỗ trợ, khung pháp lý thuận lợi và sự thành công của các dự án trình diễn, đặc biệt là với SMR.

Sự công nhận của Liên Hợp Quốc tại Hội nghị COP28, khi lần đầu tiên năng lượng hạt nhân được đưa vào Hồ sơ kiểm kê toàn cầu, đánh dấu bước ngoặt quan trọng. Cùng với tiến bộ công nghệ và mối quan tâm ngày càng lớn về an ninh năng lượng, ngành điện hạt nhân đang đứng trước giai đoạn chuyển mình quan trọng, với hy vọng trở thành trụ cột trong công cuộc khử carbon toàn cầu.

Thế Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện hạt nhân

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển giải pháp năng lượng tái tạo, lưu trữ toàn diện

Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển giải pháp năng lượng tái tạo, lưu trữ toàn diện

Ngày 26/3, Rạng Đông và VinFast Energy chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững tại Việt Nam.
Đề xuất thời gian, mức tăng giảm giá điện

Đề xuất thời gian, mức tăng giảm giá điện

Bộ Công Thương đã hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân (gọi tắt là giá điện).
Vì sao doanh nghiệp Na Uy quan tâm phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam?

Vì sao doanh nghiệp Na Uy quan tâm phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam?

Na Uy đẩy mạnh đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ chính sách, mở ra cơ hội lớn cho hợp tác năng lượng tái tạo bền vững.
Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Tỉnh Ninh Thuận đã và đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án điện hạt nhân, quyết tâm đưa dự án “về đích”, đảm bảo tiến độ đề ra.
Nhiệt điện Hải Phòng: “Thức” cùng ‘cuộc chiến’ mới mùa khô 2025

Nhiệt điện Hải Phòng: “Thức” cùng ‘cuộc chiến’ mới mùa khô 2025

Đến nay công tác sửa chữa, bảo dưỡng, chuẩn bị nhiên liệu đã được Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng hoàn tất, đảm bảo công tác cấp điện cho năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Gỡ vướng mặt bằng cho Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Gỡ vướng mặt bằng cho Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Chiều 26/3, Lãnh đạo EVN đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Hòa Bình nhằm kịp thời giải phóng mặt bằng cho dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
Bộ Công Thương đào tạo quản lý năng lượng cho doanh nghiệp

Bộ Công Thương đào tạo quản lý năng lượng cho doanh nghiệp

60 cán bộ của các doanh nghiệp lớn đã tham gia khóa đào tạo “Xây dựng và Vận hành hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001”.
Lý do nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến điện gió ngoài khơi Việt Nam?

Lý do nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến điện gió ngoài khơi Việt Nam?

Ngay sau khi Luật Điện lực được thông qua cùng các văn bản hướng dẫn, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã bày tỏ sự quan tâm đến lĩnh vực điện gió ngoài khơi.
Phụ tải tăng cao, NSMO tối ưu hóa các nguồn huy động

Phụ tải tăng cao, NSMO tối ưu hóa các nguồn huy động

Để đảm bảo cung ứng đủ điện trong các tháng mùa khô, trước tình hình phụ tải tăng cao, NSMO chỉ đạo huy động cao các nguồn nhiệt điện trong tháng 4/2025.
Bắc Giang tiết kiệm được hơn 8.700 kWh điện

Bắc Giang tiết kiệm được hơn 8.700 kWh điện

Sau một giờ tắt đèn, từ 20h30 – 21h30, thứ Bảy, ngày 22/3/2025, sự kiện Giờ Trái đất đã giúp tỉnh Bắc Giang tiết kiệm được hơn 8.700 kWh điện.
Quảng Ninh tiết kiệm 25.000 kWh điện từ sự kiện Giờ Trái đất 2025

Quảng Ninh tiết kiệm 25.000 kWh điện từ sự kiện Giờ Trái đất 2025

Sau một giờ tắt đèn, từ 20h30 – 21h30, thứ Bảy, ngày 22/3/2025, sự kiện Giờ Trái đất đã giúp tỉnh Quảng Ninh tiết kiệm được 25.000 kWh điện.
Giờ Trái đất 2025, cả nước tiết kiệm 448.000 kWh

Giờ Trái đất 2025, cả nước tiết kiệm 448.000 kWh

Theo NSMO, sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh.
Năng lượng mặt trời tăng tốc, ngành dầu khí lép vế?

Năng lượng mặt trời tăng tốc, ngành dầu khí lép vế?

Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, chi phí của năng lượng mặt trời giảm mạnh đã đặt ra thách thức lớn đối với ngành dầu khí.
Nghịch lý dầu thô Mỹ: Dự trữ tăng, giá vẫn leo thang

Nghịch lý dầu thô Mỹ: Dự trữ tăng, giá vẫn leo thang

Trong vài tuần qua, thị trường dầu thô Mỹ đang đối mặt với tình huống nghịch lý, khi dự trữ dầu thô tăng, nhưng giá dầu lại không giảm mà ngược lại còn tăng.
Hà Nội hưởng ứng Giờ Trái đất, lan tỏa tinh thần sống xanh

Hà Nội hưởng ứng Giờ Trái đất, lan tỏa tinh thần sống xanh

Sáng 22/3, Sở Công Thương Hà Nội và các đối tác đã tổ chức phát động hưởng ứng Giờ Trái đất 2025 nhằm lan tỏa tinh thần sống xanh đến người dân Thủ đô.
Longform | EVNNPC: Chuyển đổi số tạo sức bật cho sản xuất

Longform | EVNNPC: Chuyển đổi số tạo sức bật cho sản xuất

Những năm gần đây, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã chủ động thay đổi nhận thức - thói quen trong việc thực hiện chuyển đổi số.
PC Bắc Giang hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

PC Bắc Giang hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

Để hưởng ứng Giờ Trái đất 2025, tỉnh Bắc Giang đang kêu gọi các các tổ chức, cá nhân cùng tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30-21h30 ngày 22/3.
PC Sơn La đạp xe hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

PC Sơn La đạp xe hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

Sáng 21/3, Công ty Điện lực Sơn La (PC Sơn La) đã tổ chức hoạt động đạp xe diễu hành hưởng ứng "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025".
Đảm bảo cấp điện các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng miền Trung - Tây Nguyên năm 2025

Đảm bảo cấp điện các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng miền Trung - Tây Nguyên năm 2025

EVNCPC chủ động các phương án đảm bảo cung cấp điện phục vụ các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên năm 2025.
Mỹ sẽ gia hạn giấy phép hoạt động của Chevron tại Venezuela?

Mỹ sẽ gia hạn giấy phép hoạt động của Chevron tại Venezuela?

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét việc gia hạn giấy phép cho tập đoàn năng lượng đa quốc gia Chevron tiếp tục khai thác dầu tại Venezuela.
Anh đẩy nhanh khoản đầu tư 5,2 tỷ USD nâng cấp lưới điện

Anh đẩy nhanh khoản đầu tư 5,2 tỷ USD nâng cấp lưới điện

Cơ quan quản lý năng lượng của Vương quốc Anh sẽ đẩy nhanh khoản đầu tư 4 tỷ Bảng Anh (5,2 tỷ USD) nhằm thúc đẩy phát triển lưới điện quốc gia.
PC Quảng Ninh hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2025

PC Quảng Ninh hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2025

Để hưởng ứng Giờ Trái đất 2025, hiện Công ty Điện lực Quảng Ninh đang gấp rút phối hợp với các cơ quan liên quan trong tổ chức thực hiện và tuyên truyền.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thúc đẩy kinh tế xanh

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thúc đẩy kinh tế xanh

Theo kế hoạch dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ trình Quốc hội trong tháng 3, hiện Bộ Công Thương đã hoàn tất việc tiếp thu, chỉnh lý.
Giá dầu của Nga giảm sâu, đồng Rúp tăng mạnh

Giá dầu của Nga giảm sâu, đồng Rúp tăng mạnh

Giá dầu thô của Nga tính theo đồng Rúp cho đến thời điểm này của tháng 3 đang thấp hơn 24% so với mức mục tiêu ngân sách liên bang cho năm 2025.
Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) có gì mới?

Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) có gì mới?

Mục đích ban hành Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về năng lượng nguyên tử.
Mobile VerionPhiên bản di động