Thứ sáu 22/11/2024 04:37

Giải ngân vốn đầu tư công phải mạnh tay ngay từ đầu năm

Ngay từ đầu năm, các bộ, ngành, địa phương đã “vào cuộc”, cố gắng tranh thủ thời gian nhằm giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao nhất.

Ngay từ đầu năm 2024, công tác giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục có những tín hiệu tích cực. Trong tháng 1, đạt khoảng 16.900 tỉ đồng, tương đương 2,58%. Trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 1,8% với 12.800 tỉ đồng. Điều này cho thấy sự vào cuộc tích cực, tập trung trên diện rộng cũng như quyết tâm cao của cả hệ thống ngay từ những ngày đầu năm mới.

Thực tế, ngay từ đầu năm, tất cả các bộ, ngành, địa phương đã cùng “vào cuộc”, cố gắng tranh thủ thời gian nhằm giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao nhất. Đơn cử như, Bộ Giao thông Vận tải phấn đấu giải ngân đạt tối thiểu từ 97% - 98% kế hoạch năm 2024, trong đó, tập trung đẩy nhanh thi công các công trình, dự án đang triển khai, nhất là dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2025.

Về phía các địa phương, công tác giải ngân vốn đầu tư công cũng đã sôi động ngay từ những ngày đầu của năm. Đơn cử như tại Quảng Ngãi, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các dự án để giải ngân đến ngày 31/12/2024 đạt 100% kế hoạch vốn được giao (không chờ hết niên độ ngân sách). Trong đó, đến quý III/2024, giải ngân đạt tối thiểu 76% kế hoạch được giao.

Các địa phương đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm. Ảnh minh họa

Hay tại Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2024, tổng nguồn vốn đầu tư công của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rất lớn, với hơn 17.722 tỷ đồng (bao gồm vốn Thủ tướng Chính phủ giao và vốn địa phương triển khai thêm). Để giải ngân tốt ngay từ những tháng đầu năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc điều hành đầu tư công năm 2024.

Tại chỉ thị, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch, tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án được giao theo từng tháng, nhất là danh mục các dự án đã được Hội đồng nhân dân tỉnh gia hạn thời gian bố trí vốn; trong đó nêu rõ tiến độ công việc, lũy kế giải ngân hàng tháng và bảo đảm khởi công các dự án trong danh mục khởi công mới trong 6 tháng đầu năm 2024.

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, hầu hết các đầu mối, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công đều tăng tốc độ thi công, giải ngân vốn, song để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, hoạt động đầu tư công phải có những bước đi đột phá, từ số vốn giải ngân đến thời gian thực hiện. Không chờ đợi đến cuối năm mới chạy nước rút, mà phải mạnh tay ngay từ đầu năm.

Mạnh tay trước hết là các địa phương bắt tay triển khai các dự án với quyết tâm “chạy đua với thời gian”; không sợ trách nhiệm, không né tránh công việc, từng cán bộ lãnh đạo phải hành động, đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Theo đó, từ địa phương đến Trung ương, các cơ quan liên quan nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Cần xem xét, cắt bỏ bớt những thủ tục không cần thiết, vẫn đảm bảo đúng pháp luật nhưng đẩy nhanh việc triển khai dự án.

Đặc biệt, nhiều địa phương cũng siết chặt kỷ luật, kỷ cương, gắn trách nhiệm của người đứng đầu... Đơn cử như tỉnh Bắc Giang đã đưa ra chế tài xử lý nghiêm chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân. Đồng thời, tỉnh này cũng cương quyết thay thế cán bộ, công chức, viên chức yếu kém, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý, thực hiện đầu tư công.

TP. Hồ Chí Minh cũng mạnh tay, đó là tập thể và cá nhân là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có tỉ lệ giải ngân thấp, sẽ bị phê bình, kỷ luật, trừ điểm thi đua trong thang điểm đánh giá. Trước đó, chính Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cũng đã tự hạ một bậc thi đua vì tỉ lệ giải ngân đầu tư công năm 2022 của TP. Hồ Chí Minh chỉ đạt 68% (thấp hơn chỉ tiêu 95% được giao).

Được biết, năm 2024, TP. Hồ Chí Minh tăng tốc hoàn thành 38 dự án cầu, đường trọng điểm nhằm góp phần quan trọng trong việc giảm ùn tắc giao thông. Ngoài ra, trong năm nay, thành phố còn khởi công 29 dự án.

Có thể nói, việc tất cả các Bộ, ngành, địa phương đều nỗ lực đẩy mạnh các dự án đầu tư công, đất nước sẽ thay da đổi thịt, người dân được thụ hưởng các công trình hạ tầng giao thông hiện đại, thuận lợi và an toàn.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Tin cùng chuyên mục

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật