Thứ năm 07/11/2024 23:32

Giá xuất khẩu cà phê Arabica lập đỉnh 5 tháng

Giá Arabica tăng mạnh, trở lại mức giá cao nhất trong 5 tháng, tiếp tục là động lực thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch ngày 15/11, thị trường cà phê tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư khi giá Arabica tăng mạnh 2,19%, trở lại mức giá cao nhất trong 5 tháng. Giá Robusta cũng đã đóng cửa tăng 3,03% mức tham chiếu. MXV cho biết lực mua bắt đầu chiếm ưu thế từ phiên tối khi nhà đầu tư tăng cường nắm giữ vị thế mua. Bên cạnh đó, những lo ngại về triển vọng nguồn cung cà phê tại Brazil cũng hỗ trợ giá hồi phục.

Giá cà phê liên tục neo ở mức cao

Lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt nên thị trường đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ kết thúc chu kỳ tăng lãi suất vào cuộc họp tới. Điều này khiến vai trò trú ẩn của đồng USD yếu đi và dòng tiền chảy sang các thị trường khác, từ đó kích thích giới đầu cơ gia tăng vị thế mua ròng.

Hơn nữa, thời tiết nắng nóng kỷ lục tại khu vực trồng cà phê chính của Brazil có thể kéo dài hết tuần này. Trong khi cây cà phê đang ở giai đoạn nở hoa và đậu quả non, nhiệt độ quá cao sẽ khiến cây không thể phát triển tốt, từ đó gây lo ngại sản lượng cà phê vụ mới ở mức thấp.

Giá Robusta tăng khá mạnh khi tồn kho trên Sở Giao dịch hàng hoá liên lục địa ICE-EU quay đầu giảm 800 tấn khi kết phiên 14/11, về mức 37.300 tấn, thấp nhất trong gần 1 tháng.

Giá cà phê tiếp tục neo ở mức cao là cơ hội cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Niên vụ 2022/2023, xuất khẩu cà phê Việt Nam thu về 4,08 tỷ USD, tăng 3,4% so với niên vụ trước nhờ giá tăng cao. Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), đây là mức kim ngạch cao nhất trong các niên vụ từ trước đến nay.

Xuất khẩu cà phê tiếp tục được lợi về giá

VICOFA dự báo, niên vụ cà phê 2023/2024 sẽ thu hoạch muộn hơn niên vụ trước, cùng nguồn cung vụ mới sẽ giảm khoảng 10%, trong bối cảnh nắng nóng kỷ lục khiến sản lượng cà phê Brazil sụt giảm nghiêm trọng chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu thế giới. Đây là những yếu tố giúp xuất khẩu cà phê sẽ được lợi về giá.

Hiện Tây Ban Nha là một trong những thị trường tiêu thụ chính của cà phê Việt Nam. Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), nhập khẩu cà phê của Tây Ban Nha có dấu hiệu tăng trở lại trong tháng 8/2023, đạt 30,41 nghìn tấn, trị giá 121,6 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và tăng 14,1% về trị giá so với tháng 7/2023; so với tháng 8/2022 tăng 4,1% về lượng và tăng 12,7% về trị giá.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, lượng cà phê nhập khẩu của Tây Ban Nha đạt 240 nghìn tấn, trị giá 920,1 triệu USD, giảm 4,1% về lượng và giảm 1,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, mặc dù tổng lượng cà phê nhập khẩu giảm nhưng Tây Ban Nha vẫn tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2023 với mức tăng 29,7% về lượng và tăng 36% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 96,5 nghìn tấn, trị giá 246 triệu USD.

Theo đó, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Tây Ban Nha từ thế giới tăng từ 29,7% trong 8 tháng đầu năm 2022 lên 40,2% trong 8 tháng đầu năm 2023.

Ngược lại, Tây Ban Nha giảm mạnh nhập khẩu cà phê từ Brazil trong 8 tháng đầu năm 2023, mức giảm 33% về lượng và giảm 31,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Tây Ban Nha từ thế giới giảm từ 18,9% trong 8 tháng đầu năm 2022 xuống 13,2% trong 8 tháng đầu năm 2023.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024