Giá nông sản "nhảy múa", người dân miền núi Nghệ An thấp thỏm

Sự lên xuống thất thường của giá các loại nông sản thế mạnh khiến đời sống của người dân miền núi Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn.
Phá bỏ hàng loạt vườn cao su ở huyện miền núi Nghệ An "Hồi sinh" cây lùng - cải thiện sinh kế cho bà con miền núi Nghệ An

Giá nông sản lên - xuống phụ thuộc vào thương lái

Gừng từ lâu là cây trồng đặc sản của bà con người Mông, nơi vùng giáp biên tỉnh Nghệ An. Ở thời điểm đầu năm 2021, mỗi kg gừng có giá 25.000 đồng. Tính ra, 1ha gừng thu về chừng 300 triệu đồng. Bởi thế, cây gừng đã trở thành cây xóa nghèo, rồi cây làm giàu cho nhiều người dân địa phương các huyện miền núi Nghệ An như Kỳ Sơn, Tương Dương.

Theo người trồng gừng huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An), 2 năm nay giá gừng giảm xuống dưới 10.000 đồng và có thời điểm giảm sâu xuống còn 4.000 - 5.000 đồng/kg nhưng vẫn khó tiêu thụ, khiến nhiều hộ dân trồng gừng thiệt hại nặng.

Khoảng đầu tháng 3 vừa qua, giá gừng xuống còn 7.000 đồng/kg, đến cuối tháng tiếp tục xuống giá chỉ còn 5.000 đồng/kg. Thời điểm cuối tháng 4, cả huyện Kỳ Sơn chỉ mới thu hoạch được khoảng trên 300ha gừng, còn trên 500ha chưa thu hoạch, đang tồn đọng khoảng trên 5.000 tấn gừng. Theo người dân trồng gừng, đến cuối tháng nếu không thu hoạch hết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gừng.

Giá nông sản
Người dân miền Tây phấn khởi thu hoạch gừng. Vụ mùa 2023 giá gừng ở miền Tây Nghệ An đạt 9.000 - 12.000 đồng/kg. Ảnh: MNKS

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kỳ Sơn, từ năm 2021, nhận thấy tiềm năng và lợi thế trong phát triển cây gừng, huyện Kỳ Sơn đã chỉ đạo các phòng, ngành chức năng hướng dẫn người dân tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật về trồng gừng hữu cơ hoàn toàn sạch. Địa phương này đã trồng trên 800ha gừng, chủ yếu ở các xã Na Ngoi, Đoọc Mạy, Tây Sơn, Nậm Cắn, Huồi Tụ, Keng Đu, Mường Lống…

Anh Xồng Bá Giờ ở xã Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn), cho biết: “Mấy tháng trước giá gừng vẫn thấp lắm, nhưng không biết sao từ mấy tuần nay giá có tăng lên 12.000 - 13.000 đồng/kg nên người dân các bản hiện đang hào hứng thu hoạch nhập cho xe của thương lái vào thu mua tận xã, dân bản vui lắm…”.

Theo ông Phan Văn Mạnh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn, năm 2022 sản lượng gừng của Kỳ Sơn đạt 5.400 tấn. Tuy nhiên, thời điểm đó giá rớt chạm đáy 5.000 đồng/1kg (cao điểm thương lái thu mua từ 22.000-33.000 đồng/kg, đỉnh điểm lên tới 36.000 đồng/kg), nên bà con để trên rẫy không đào về bán. “Cho nên, hầu hết số gừng năm nay thu hoạch đều là gừng của các năm trước lưu lại trên rẫy người dân không thu hoạch do rớt giá, vừa qua bà con cũng vui vì thương lái vào thu mua được hết lượng gừng tồn cho dân…”, ông Mạnh nói.

Giá nông sản
Không chỉ cây gừng, một sản phẩm nông sản chủ lực khác ở biên giới Kỳ Sơn là quả bí xanh cũng chịu chung số phận khi đầu ra không ổn định, giá cả lên xuống thất thường

Không chỉ ở Kỳ Sơn, xã Nhôn Mai, xã Hữu Khuông (huyện Tương Dương), những ngày này người dân đang gấp rút thu hoạch gừng bán cho thương lái thu mua tận nơi. Gừng ở các bản của xã Nhôn Mai sau khi thu hoạch, người dân đóng thành từng bao tải đưa đến địa điểm tập kết tại ngã ba Huồi Tụ, xe ô tô của thương lái thu mua với giá 9.000 - 10.000 đồng/kg. Theo người dân địa phương, mấy năm nay gừng rớt giá, chỉ khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg nên người dân không thu hoạch, để gừng phát triển tự nhiên liên tiếp 2-3 mùa. Năm 2023 không có gừng trồng mới, mà là của các năm trước để lại. Năm nay, giá gừng cao gần gấp đôi năm ngoái nên bà con mới thu hoạch.

Không chỉ cây gừng, một loại cây chủ lực khác ở biên giới Kỳ Sơn là cây bí cũng chịu chung số phận khi đầu ra không ổn định, giá cả lên xuống thất thường.

Ông Vi Văn Hoàng ở bản Xiềng Tắm, xã Mỹ Lý kể cho chúng tôi về sự rớt giá thê thảm của loại qủa này. “Vào năm 2022, gia đình ế mấy tấn bí xanh. Các năm gần đây, bí xanh được người tiêu dùng ở nhiều nơi ưa chuộng, thương lái tìm về tận nơi để thu mua khoảng 8.000 đồng/kg nên một số người dân chuyển hẳn sang trồng loại cây này. Thế nhưng, trong 2 năm qua, loại cây này liên tục giảm giá, vụ trước giá chỉ có 4.000 - 5.000 đồng/kg vẫn khó tiêu thụ.. Có không ít người dân ở đây đứng ra thu mua của dân phải đổ bỏ, thua lỗ hàng chục triệu đồng vì không bán được...”, ông Hoàng cho biết thêm.

Xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đều khó

Những người dân mà chúng tôi trò chuyện ở các xã biên giới của huyện Kỳ Sơn, cho biết kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản nói chung đều gặp khó khăn cả ở thị trường nội địa lẫn xuất bán cho thương lái qua Trung Quốc khiến cho giá cả các mặt hàng nông sản đều sụt giảm.

Giá nông sản
Ngày 15/11/2019, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 5587/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý số 00077 cho sản phẩm Gừng Kỳ Sơn

Theo các thương lái chuyên thu mua gừng ở địa bàn các huyện miền núi Nghệ An như Kỳ Sơn, Tương Dương cho biết, đầu mùa gừng năm 2023 nhu cầu tiêu thụ gừng trên thị trường có chiều hướng tăng, giá thu mua cũng tăng gần gấp đôi năm 2022.

Giá có thấy tăng, tuy nhiên tôi cũng không dám ồ ạt gom nhiều hàng, vì phải phụ thuộc tình hình xuất, nhập khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc. Thêm vào đó, gừng Kỳ Sơn còn phải cạnh tranh giá cả với gừng của Lào nên không dám gom số lượng lớn, chỉ thu mua theo số lượng đặt hàng của các nhà máy, doanh nghiệp chế biến, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc…”, bà Nguyễn Thị Thương - thương lái chuyên thu mua nông sản ở các huyện miền núi cho biết.

Ông Phan Văn Mạnh thông tin thêm: “Hiện, toàn huyện Kỳ Sơn có khoảng trên 800 ha gừng. Những năm qua, cây gừng này mang lại giá trị kinh tế lớn cho người dân. Thế nhưng, giống như một số loại cây trồng khác, giá củ gừng thương phẩm cũng rất bấp bênh. Hiện tại, giá có tăng nhưng cũng chỉ là tăng cao hơn thời điểm dịch bệnh, chứ để thực có lãi cho bà con thì cũng chưa có…”.

Đề cập đến câu chuyện “được mùa, mất giá”, giá cả bấp bênh, không có đầu ra, ông Mạnh nói: “Từ xưa tới nay, nông sản của bà con làm ra được nhưng việc tìm thị trường tiêu thụ luôn gặp khó khăn. 2 năm qua, tình hình dịch bệnh thêm khó khăn, các thương lái tìm về thu mua không nhiều nên bà con đã khó càng thêm khó, trong khi đó, bán trong nội địa thì khó khăn vì đường sá quá xa xôi, chi phí vận chuyển lớn, người nông dân không có lãi.

Thực tế cho thấy, giá gừng nhập từ Lào, Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam luôn rẻ hơn gừng địa phương. Về lâu dài, để cạnh tranh, cần nâng cao giá trị cho sản phẩm gừng địa phương, ngoài bán gừng thô, người dân, doanh nghiệp trong tỉnh cần nghiên cứu hướng chế biến sâu để tăng giá trị thương mại cho sản phẩm gừng Kỳ Sơn...

Để nông dân không còn phải thấp thỏm theo giá nông sản, theo nhiều chuyên gia, cần xây dựng các mô hình liên kết giữa người trồng với doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá và tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa 4 “nhà” (Nhà nước - doanh nghiệp - nhà nông - nhà khoa học) để có lối ra bền vững cho sản phẩm nông nghiệp vẫn còn xa vời với bà con vùng biên tỉnh Nghệ An.
Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.

Tin cùng chuyên mục

Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.
Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương mạnh và giàu từ biển.
Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Việc tối ưu hóa các giải pháp logistics giúp Tiền Giang nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư.
Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Với 775 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD, hiện Hàn Quốc đứng thứ 5 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tại tỉnh Quảng Ninh những năm qua, kinh tế tập thể từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức hợp tác.
TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

Hàng chục câu hỏi của doanh nghiệp xuất khẩu liên quan đến chính sách, tiếp cận vốn vay, lãi suất, ngoại tệ, thủ tục tiếp cận vốn… đã được giải đáp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động