Thứ bảy 26/04/2025 01:44

Gia Lai: Phát triển thương hiệu sản phẩm "Mật ong hoa cà phê"

Toàn tỉnh Gia Lai hiện có hơn 100 ngàn ha cà phê . Đây là cơ hội để phát triển thương hiệu sản phẩm "Mật ong hoa cà phê".

Nguồn gốc của mật ong hoa cà phê chủ yếu tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên như: Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Phước, Kon Tum… Mật ong hoa cà phê có thể coi như một sản phẩm đặc sản của các tỉnh Tây Nguyên.

Tận dụng lợi thế có hơn 100 ngàn ha cà phê, các hộ nuôi ong tỉnh Gia Lai đã đầu tư công nghệ khoa học kỹ thuật để chế biến các sản phẩm mật ong hoa cà phê. Sản phẩm này có mùi thơm như mùi hoa cà phê, màu vàng nhạt, vị ngọt thanh tao và không gắt. Loại này có độ đặc quánh và không bị ngả màu hay bị đóng đường dù để lâu ngày.

Trong thành phần mật ong hoa cà phê có chứa lượng đường tự nhiên, nhiều loại vitamin (B1, B2, C, E, K,..), protein, các chất hữu cơ và nhiều khoáng chất như canxi, natri, kali, magie... Do đó, công dụng của mật ong hoa cà phê đối với sức khỏe không hề kém cạnh với những loại mật ong nguyên chất khác; giúp phòng chống cảm cúm, viêm họng, trị ho, hỗ trợ điều trị đau dạ dày và bệnh viêm khớp.

Việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong hoa cà phê Gia Lai” tạo thuận lợi gia tăng giá trị cho các sản phẩm mật ong Gia Lai. Ảnh minh họa

Tháng 11/2023, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai tổ chức lễ công bố và trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong hoa cà phê Gia Lai”.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh cho phép các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu này để chứng nhận sản phẩm mật ong và phấn hoa cà phê nằm trong khu vực địa lý được xác định trên bản đồ đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ.

Hiện nay, toàn tỉnh có 16 tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong hoa cà phê Gia Lai”. Các tổ chức, cá nhân đã được hỗ trợ in ấn nhận diện nhãn hiệu chứng nhận để gắn trên sản phẩm, bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động sản xuất kinh doanh; giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mật ong và phấn hoa cà phê.

Việc sản phẩm mật ong Gia Lai được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong hoa cà phê Gia Lai” đã tạo lợi thế cho những đơn vị được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận tiếp tục gia tăng giá trị, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Hiện tại, trên thị trường, sản phẩm mật ong hoa cà phê có giá bán lẻ dao động ở mức 85.000 - 200.000 đồng/kg tùy chất lượng bao bì và mẫu mã, uy tín của thương hiệu.

Đại diện Công ty Phước Hỷ Gia Lai (thôn 8, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) cho hay, sau khi được trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong hoa cà phê Gia Lai”, công ty luôn chấp hành nghiêm túc quy định về quản lý và sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm mật ong hoa cà phê, phấn hoa cà phê. Sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng để gìn giữ và phát triển danh tiếng, giá trị, hình ảnh nhãn hiệu chứng nhận.

Năm 2024, tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 95.760 đàn ong với sản lượng mật ong khoảng 3.360 tấn/năm, chiếm 10% sản lượng mật của cả nước. 80% sản lượng mật ong của tỉnh chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, phần còn lại tiêu thụ nội địa.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Ngọc Cường - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai, việc quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong hoa cà phê Gia Lai” đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm. Khi được bàn giao hệ thống nhận diện của nhãn hiệu chứng nhận, các cơ sở, doanh nghiệp sử dụng bao bì sản phẩm phục vụ việc trưng bày, quảng bá và bán sản phẩm.

Nhật Tiên
Bài viết cùng chủ đề: khu vực Tây Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Lan toả tinh thần sản xuất, phân phối thực phẩm an toàn

Bộ Công Thương tăng cường thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Hà Giang: Triển khai tích cực Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' có ý nghĩa sâu sắc với doanh nghiệp sản xuất

Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa