Thứ ba 26/11/2024 07:20

Giá cà phê xuất khẩu phục hồi bất chấp nguồn cung khởi sắc

Những tín hiệu tích cực về triển vọng nguồn cung chưa đủ mạnh để duy trì áp lực lên giá cà phê. Tình hình xuất khẩu tại Brazil cũng góp phần củng cố nguồn cung.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch 12/3, giá hai mặt hàng cà phê đồng loạt khởi sắc. Trong đó, giá Arabica hồi phục 0,49% và Robusta tăng 0,85% so với mức tham chiếu. Những tín hiệu tích cực về triển vọng nguồn cung chưa đủ mạnh để duy trì áp lực lên giá cà phê.

Tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US kết phiên 11/3 tăng thêm 6.405 bao, kéo tổng lượng bao cà phê đang lưu trữ tại đây lên 431.157 bao. Hơn nữa, số bao chờ phân loại tiếp đang ở mức 177.292 bao, là động lực lớn cho sự gia tăng của dữ liệu tồn kho trong các phiên tiếp theo.

Giá Arabica hồi phục 0,49% và Robusta tăng 0,85% so với mức tham chiếu

Cùng với đó, tình hình xuất khẩu tích cực tại Brazil cũng góp phần củng cố nguồn cung trên thị trường. Theo số liệu từ Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE), lượng Arabica xuất đi trong tháng 2 của nước này tăng 36,5% so với tháng 2/2023, lên 2,81 triệu bao.

Giá Robusta quay đầu hồi phục bất chấp sự cải thiện của dữ liệu tồn kho. Cụ thể, tồn kho Robusta trên sở ICE kết phiên 11/3 tăng 390 tấn so với tuần trước đó, lên mức 24.710 tấn.

Theo Hiệp hội Cà Phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu khoảng 394.167 tấn cà phê, giá trị khoảng 1,25 tỷ USD, tăng 15,1% về lượng và tăng 67,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 5 tháng đầu niên vụ cà phê 2023/2024, Việt Nam xuất khẩu khoảng 764.802 tấn cà phê, kim ngạch xuất khẩu trên 2,36 tỷ USD, tăng 1,5% về lượng và tăng 39,4% về giá trị so với cùng kỳ niên vụ trước.

Dự báo năm 2024, xuất khẩu cà phê có thể đạt 4,5-5 tỷ USD

Trong đó, cà phê nhân Robusta đóng góp giá trị nhiều nhất với gần 1,84 tỷ USD, cà phê nhân Arabica đạt kim ngạch hơn 56,62 triệu USD, cà phê nhân đã khử caffeine kim ngạch gần 3,2 triệu USD. Cà phê chế biến (rang xay và hòa tan) có giá trị xuất khẩu hơn 401 triệu USD.

Trong 5 tháng đầu niên vụ cà phê 2023/2024, xét về khối lượng xuất khẩu cà phê nhân sống (cà phê nguyên liệu) thì doanh nghiệp Việt Nam chiếm thị phần lớn. Trong đó, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp dẫn đầu với 81.025 tấn. Tiếp theo là: Intimex Group, Tuấn Lộc Commodities, Simexco Daklak, Louis Dreyfus Company Việt Nam, Intimex Mỹ Phước, Phúc Sinh, NKG Việt Nam, Olam Việt Nam và Hoa Trang - Gia Lai.

Ngược lại, tốp 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong đó, NESTLÉ Việt Nam (Thụy Sĩ) dẫn đầu với khoảng 57,5 triệu USD. Tiếp theo là các thương hiệu: OUTSPAN Việt Nam, Cà phê Ngon, Tập đoàn Trung Nguyên, IGUACU Việt Nam, URC Việt Nam, TATA COFFEE Việt Nam, INSTANTA Việt Nam, SUCAFINA Việt Nam và Lựa chọn đỉnh.

Ở niên vụ 2022/2023, theo thống kê, các doanh nghiệp FDI xuất khẩu cà phê nhân sống chiếm thị phần khoảng 33% về giá trị và 72% về giá trị cà phê chế biến (rang xay và hòa tan).

Lý giải nguyên nhân khiến giá cà phê Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho biết, một trong những nguyên nhân chính đến từ nguồn cung giảm khoảng 10%.

Các vùng trồng cà phê truyền thống đang có sự chuyển dịch giống cây trồng. Một số hộ dân chuyển sang trồng sầu riêng nên diện tích giảm. Vì vậy, để đảm bảo nguồn cung xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp FDI đã phải nhập thêm hàng từ nước khác.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) Đỗ Hà Nam chia sẻ, đánh giá mức giá cà phê giao dịch trong tuần qua là chưa từng thấy. Theo ông, lý do là nguồn cung trên thị trường giảm. Tại Việt Nam nguồn cung trong dân còn trên 30%, tuy nhiên, nhiều cơ sở găm hàng khiến giá tăng nhanh.

Theo dự báo của hiệp hội này, niên vụ 2023-2024 sản lượng cà phê Việt Nam giảm 10% do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, người nông dân chuyển sang đầu tư các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như sầu riêng, cây ăn trái. Tương tự, những nước sản xuất cà phê lớn như Brazil, Indonesia, Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng do mất mùa, sản lượng giảm khoảng 10-15%.

Thị trường cà phê Việt Nam trong năm 2024, lượng cà phê tiêu thụ nội địa có xu hướng tăng lên. Cụ thể, thị trường cà phê tiêu thụ nội địa dự kiến đạt khoảng 150.000 tấn cà phê rang xay, chế biến. Tổng lượng cà phê nhân tiêu thụ nội địa có thể tăng lên 350.000 - 400.000 tấn/năm.

Năm 2024, sản lượng cà phê hòa tan ước đạt 100.000 tấn, tương đương 230.000 tấn cà phê nhân và dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới do có nhiều dự án đầu tư, mở rộng nhà máy sản xuất. Dự báo xuất khẩu cà phê niên vụ 2023 - 2024 vẫn có thể đạt 4,5 - 5 tỷ USD nhờ giá cà phê tiếp tục tăng trong khi sản lượng giảm.

Số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế cho thấy Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về thị phần xuất khẩu cà phê (giai đoạn tháng 2/2021-1/2022), chỉ xếp sau Brazil. Vựa cà phê lớn nhất Việt Nam là Đăk Lăk chiếm trên 30% sản lượng, với thương hiệu và chỉ dẫn địa lý "cà phê Buôn Ma Thuột" đã có mặt ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 45 ngày đầu năm, Việt Nam xuất gần 295.000 tấn, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái và thu về 911 triệu USD. Bình quân mỗi tấn cà phê khoảng 3.100 USD, tăng 43% so cùng kỳ 2023. VICOFA dự báo năm nay xuất khẩu cà phê có thể đạt 4,5-5 tỷ USD.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Cà phê

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính