Thứ sáu 22/11/2024 12:00

FTA Việt Nam- Israel: Mở thêm cánh cửa thị trường cho doanh nghiệp dệt may

FTA Việt Nam- Israel vừa hoàn tất đàm phán được kỳ vọng sẽ mở rộng hơn cánh cửa thị trường cho doanh nghiệp dệt may tiến vào khu vực Tây Nam Á.

Ông Phạm Xuân Hồng- Chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: 3 tháng đầu năm xuất khẩu của ngành dệt may rất khó khăn. Đơn hàng của doanh nghiệp giảm mạnh 30-40%. Các nhà nhập khẩu ở hầu hết các thị trường đều rất dè dặt khi đặt đơn hàng mới.

Trong bối cảnh đó, việc Bộ Công Thương hoàn tất Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam- Israel có ý nghĩa đặc biệt, giúp doanh nghiệp dệt may có thêm cánh cửa để mở rộng xuất khẩu. Cho dù Israel chưa phải là thị trường thực sự lớn, tạo bước đột phá cho ngành nhưng về lâu dài sẽ rất có giá trị.

Ông Phạm Xuân Hồng- Chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan thành phố Hồ Chí Minh

FTA Việt Nam- Israel thành công đi đến hoàn tất có vai trò rất lớn của Bộ Công Thương, đáng ghi nhận nhất là nỗ lực thúc đẩy đàm phán, mang lại nhiều lợi ích về cho doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, thời gian qua Bộ Công Thương đã theo dõi và chỉ đạo Sở Công Thương các địa phương bám tình hình xuất nhập khẩu rất chặt chẽ, đồng thời nắm rõ tình trạng “sức khoẻ” của doanh nghiệp trong ngành để tháo gỡ khó khăn kịp thời.

FTA Việt Nam- Israel đã bắt đầu đàm phán từ năm 2015, doanh nghiệp dệt may trong nước đã có bước chuẩn bị. Doanh nghiệp đã kết nối với đối tác Ấn Độ, Paskian để tìm hiểu nguồn cung nguyên phụ liệu phù hợp với nhu cầu và văn hoá tiêu dùng của thị trường Israel để có thể tận dụng ngay khi hiệp định được thực thi và có đơn hàng xuất khẩu.

Dù tiềm năng nhưng khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Israel không hề nhỏ. Thị trường có quy mô nhỏ, thông tin 2 chiều chưa sâu rộng. Do đó, đề xuất Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Israel cung cấp kịp thời thông tin về thị trường, các chính sách thương mại và sớm phổ biến thông tin về hiệp định để doanh nghiệp nghiên cứu có định hướng tiếp cận.

Dệt may là một trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tương đối khá sang Israel. Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục hải quan, quý I/2023, Việt Nam xuất khẩu 3,924 triệu USD giá trị mặt hàng dệt, may sang thị trường này.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

4 năm ký kết Hiệp định RCEP: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày