Hiệp định RCEP: Sức hút chưa hạ nhiệt

3 năm có hiệu lực, sức hấp dẫn của Hiệp định RCEP chưa 'nguội'. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu phức tạp, RCEP góp phần thúc đẩy hệ thống thương mại cởi mở.
RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP RCEP - cầu nối giao thương, thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand

Vẫn còn sức hấp dẫn

Ngày 4/4, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tổ chức Hội nghị kỷ niệm 3 năm Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực với chủ đề "Kết nối và thúc đẩy hợp tác khu vực trong bối cảnh đầy biến động".

Hội nghị được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 3 năm Hiệp định RCEP có hiệu lực, cũng như thảo luận, tìm hiểu, đánh giá những tác động của Hiệp định RCEP đối với doanh nghiệp.

Đồng thời, hội nghị cũng nhằm tìm kiếm giải pháp để giải quyết các rào cản thương mại, cải thiện các thủ tục hải quan giúp tạo thuận lợi hóa thương mại, giới thiệu các khuôn khổ hợp tác mới về các vấn đề thương mại bền vững, và trao đổi về cơ hội và thách thức trong quá trình thực thi Hiệp định RCEP.

Hiệp định RCEP
Toàn cảnh Hội nghị kỷ niệm 3 năm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực với chủ đề "Kết nối và thúc đẩy hợp tác khu vực trong bối cảnh đầy biến động"

Tại Hội nghị, ông Lê Triệu Dũng - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho biết, sau hơn 8 năm đàm phán, RCEP có hiệu lực vào năm 2022. Hơn 3 năm qua, RCEP đã thực sự trở thành "trợ lực" xuất khẩu vững chắc cho các nước thành viên; tạo đà xuất khẩu cũng như tạo thuận lợi cho việc mở rộng thương mại và đầu tư, phát triển chuỗi cung ứng trong khu vực và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Vụ trưởng Lê Triệu Dũng cho biết, đến nay, Hiệp định RCEP đã có hiệu lực đầy đủ với tất cả các nước tham gia ký kết. Đây là hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn nhất thế giới hiện nay xét về quy mô dân số với khoảng 2,3 tỷ người tiêu dùng (tương đương khoảng 30% dân số thế giới), và quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.

Đáng chú ý, 5 trong số 15 nước thành viên của Hiệp định RCEP là thành viên nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20). Ngoài ra, Hiệp định RCEP còn là hiệp định mở, hiện đang nhận được sự quan tâm gia nhập của một số nền kinh tế trên thế giới.

Hiệp định RCEP
Ông Lê Triệu Dũng cho biết, sự hấp dẫn của Hiệp định RCEP vẫn lớn, các nước đang rất coi trọng Hiệp định này

Đặc biệt, tính đến thời điểm hiện nay, các nước thành viên RCEP hiện đã hoàn tất tài liệu về thủ tục gia nhập và sẽ xem xét các đề nghị gia nhập trong tương lai. Bên cạnh đó, Bộ phận Hỗ trợ Thực thi Hiệp định RCEP (RSU) đã được thành lập, hứa hẹn hỗ trợ các nước thành viên thực hiện hiệu quả Hiệp định.

"Những nội dung trên cho thấy sự hấp dẫn của Hiệp định RCEP cũng như mức độ coi trọng của các quốc gia thành viên đối với Hiệp định" - ông Lê Triệu Dũng nhấn mạnh.

Sau 3 năm có hiệu lực, đến nay, Hiệp định RCEP đã cho thấy những tác động tích cực đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói riêng, ASEAN cũng như các nước thành viên nói chung và hoạt động kinh tế - thương mại của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng.

Hiệp định RCEP với các cam kết tạo ra khuôn khổ pháp lý cũng góp phần nâng cao tính mnh bạch của khu vực, đưa khu vực ASEAN trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn. Đặc biệt, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của thương mại toàn cầu, Hiệp định RCEP sẽ góp phần thúc đẩy hệ thống thương mại tự do, cởi mở tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương..

Xung lực thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hàn Quốc

Trong quan hệ hợp tác với Hàn Quốc, Vụ trưởng Lê Triệu Dũng cho rằng, RCEP đã trở thành xung lực thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc.

Năm 2022, lần đầu tiên Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc và đến năm 2024 vẫn duy trì được vị trí này trong 3 năm liên tiếp. Hai bên đang tích cực triển khai hiệu quả các biện pháp nhằm nâng cao thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào 2025 và hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD vào 2030 theo hướng cân bằng, bền vững.

Hiệp định RCEP
Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của thương mại toàn cầu, Hiệp định RCEP góp phần thúc đẩy hệ thống thương mại tự do, cởi mở tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cùng nhấn mạnh đến vai trò của Hiệp định RCEP, ông Jinhyeok Choi - Vụ trưởng Vụ Chính sách FTA, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cũng cho rằng, RCEP không chỉ là động lực thúc đẩy thương mại hai nước Hàn Quốc - Việt Nam mà còn là xung lực thúc đẩy hợp tác thương mại giữa các nước thành viên của Hiệp định.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của RCEP, thời gian qua, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã phối hợp tổ chức nhiều hội nghị RCEP tương tự ở các quốc gia thành viên.

Là một trong những doanh nghiệp đã và đang tận dụng RCEP hiệu quả, đại diện Công ty Delta Foods cho biết, RCEP đã hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp vươn ra thế giới, tiếp cận được các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Singapore... doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thị trường Halal.

Thông qua RCEP, hàng hóa của Delta Foods không chỉ có cơ hội tiếp cận các nước ASEAN mà còn có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào 5 nước là thành viên nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20).

Báo Công Thương sẽ tiếp tục cập nhật thông tin...

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là Hiệp định thương mại tự do được 10 nước ASEAN và 5 nước đối tác gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào tháng 11 năm 2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với 6 nước ASEAN (Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) và 4 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.

Tiếp đó Hiệp định RCEP lần lượt có hiệu lực với Hàn Quốc vào ngày 1/2/2022, có hiệu lực với Malaysia vào ngày 18/3/2022, có hiệu lực với Indonesia vào ngày 2/1/2023, và có hiệu lực với thành viên cuối cùng là Philippines từ ngày 2/6/2023.

Khánh An - Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Infographic| Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường

Infographic| Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường

Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động
Anh gia nhập CPTPP: Ngành da giày, thủy sản gấp đôi lợi thế

Anh gia nhập CPTPP: Ngành da giày, thủy sản gấp đôi lợi thế

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, không những không tạo ra rào cản mà còn mang đến nhiều thuận lợi, cơ hội lớn cho doanh nghiệp giày dép, thủy sản trong nước.
Nâng cấp ATIGA thành hiệp định hiện đại, hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp

Nâng cấp ATIGA thành hiệp định hiện đại, hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tin tưởng, ATIGA được nâng cấp sẽ trở thành hiệp định hiện đại, hướng tới tương lai và hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp.
Đẩy mạnh hợp tác song phương trong cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng

Đẩy mạnh hợp tác song phương trong cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đã chủ động liên hệ, đẩy mạnh hợp tác song phương với các cơ quan cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng của nhiều quốc gia.
Thương mại Việt - Trung: Động lực đến từ các FTA

Thương mại Việt - Trung: Động lực đến từ các FTA

Quan hệ thương mại hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã và đang được củng cố thông qua các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các khung khổ hợp tác...
Căng thẳng cạnh tranh trong ngành thép, bài học từ Mexico

Căng thẳng cạnh tranh trong ngành thép, bài học từ Mexico

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, sự căng thẳng về cạnh tranh trong ngành thép tại Mexico trong năm 2024 là bài học cho Việt Nam trong quản lý cạnh tranh.
Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Panama

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Panama

Thương vụ Việt Nam tại Panama đóng vai trò quan trọng trong xúc tiến thương mại, đầu tư, chia sẻ thông tin về chính sách xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia.
Hội nhập thành công đưa Việt Nam trở thành

Hội nhập thành công đưa Việt Nam trở thành 'mắt xích' quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Những kết quả trong công tác hội nhập năm 2024 đã đưa Việt Nam trở thành một 'mắt xích' quan trọng trong mạng lưới quan hệ đối tác của các quốc gia đối tác.
Ngành hàng nào được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định VIFTA được thực thi?

Ngành hàng nào được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định VIFTA được thực thi?

Theo Hiệp định VIFTA, Israel sẽ dành hạn ngạch thuế quan 0% cho hàng thủy sản, nông sản... của Việt Nam ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA

Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA

Việt Nam đã ký và tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các thương hiệu Việt trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Ưu tiên nguồn lực hoàn thiện báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số FTA Index trình Chính phủ

Ưu tiên nguồn lực hoàn thiện báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số FTA Index trình Chính phủ

Hiện nay, Bộ Công Thương đang ưu tiên và đẩy nhanh nhiệm vụ hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số FTA Index và trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Yên Bái tận dụng tối đa cơ hội từ Cổng FTAP

Yên Bái tận dụng tối đa cơ hội từ Cổng FTAP

Cổng FTAP mở ra cơ hội lớn, giúp Yên Bái tận dụng tối đa lợi thế từ 17 FTA, thúc đẩy xuất khẩu, khai thác tiềm năng địa phương và phát triển bền vững.
Khối EFTA và Thái Lan kết thúc đàm phán FTA: Dấu ấn hợp tác kinh tế châu Âu - Đông Nam Á

Khối EFTA và Thái Lan kết thúc đàm phán FTA: Dấu ấn hợp tác kinh tế châu Âu - Đông Nam Á

Khối EFTA và Thái Lan đã hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do, mở ra cơ hội thương mại và đầu tư mới giữa hai khu vực với mục tiêu phát triển bền vững.
FTA Index: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam

FTA Index: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam

FTA Index giúp Việt Nam tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, thúc đẩy kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương, mở cơ hội cho doanh nghiệp
Chuyên gia nêu giải pháp tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi FTA

Chuyên gia nêu giải pháp tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi FTA

Ông Nguyễn Cảnh Cường, cố vấn Công ty KTPC, nguyên tham tán thương mại tại Vương quốc Anh đề xuất giải pháp hỗ trợ tín dụng giúp doanh nghiệp tận dụng các FTA.
FTA Index: Động lực đổi mới để doanh nghiệp và địa phương hội nhập hiệu quả

FTA Index: Động lực đổi mới để doanh nghiệp và địa phương hội nhập hiệu quả

FTA Index, được kỳ vọng trở thành công cụ giúp đo lường và thúc đẩy hiệu quả thực hiện FTA, góp phần cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh…
Hiệp định thương mại tự do (FTA): ‘Đòn bẩy

Hiệp định thương mại tự do (FTA): ‘Đòn bẩy' cho doanh nghiệp tài chính hội nhập

Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang là ‘đòn bẩy’ quan trọng giúp các doanh nghiệp tài chính mở rộng, phát triển kinh doanh, hội nhập quốc tế.
Cổng FTAP: Địa chỉ tin cậy giúp doanh nghiệp, địa phương tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Cổng FTAP: Địa chỉ tin cậy giúp doanh nghiệp, địa phương tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Cổng FTAP sẽ trở thành công cụ tin cậy, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ hội từ các FTA, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế.
Chuyên gia

Chuyên gia 'hiến kế' để FTA Index giúp doanh nghiệp, địa phương hội nhập hiệu quả

FTA Index mở ra cơ hội cải cách, thúc đẩy doanh nghiệp tận dụng FTA hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế bền vững và tăng trưởng toàn diện cho Việt Nam.
Xây dựng, kết nối đội ngũ tư vấn để đưa Cổng FTAP đến gần hơn doanh nghiệp, người dân

Xây dựng, kết nối đội ngũ tư vấn để đưa Cổng FTAP đến gần hơn doanh nghiệp, người dân

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Lefaso, đề xuất giải pháp tối ưu hóa Cổng FTAP giúp doanh nghiệp và địa phương tận dụng hiệu quả các FTA.
Mobile VerionPhiên bản di động