Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA

Việt Nam đã ký và tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các thương hiệu Việt trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Việt Nam-Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Hà Nội: Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4 Hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tăng dần cả về quy mô, số vụ việc

Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Thưa ông, Việt Nam đã ký và tham gia 17 FTA, chuẩn bị khởi động đàm phán 3 FTA và khuôn khổ kinh tế. Vậy, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đã và đang đặt ra cho các thương hiệu Việt hiện nay như thế nào?

Việc 17 FTA đã được ký kết, chuẩn bị khởi động đàm phán 3 FTA và khuôn khổ kinh tế cho thấy sự chủ động của Việt Nam trong hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA
Ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Ảnh: SHTT

Cam kết về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong các FTA, đặc biệt là FTA thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Hiệp định RCEP) có mức độ cao hơn so với các cam kết tương ứng trong hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2005 và trở thành thành viên chính thức của WTO vào tháng 1/2027. Điều này tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, song cũng đặt ra nhiều thách thức.

Về cơ hội, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong các FTA giúp doanh nghiệp Việt Nam có được sự bảo hộ cao đối với thành quả đầu tư cho hoạt động sáng tạo liên quan đến đổi mới công nghệ, mẫu mã, bao bì, nhất là nhãn hiệu giúp cho việc phát triển thương hiệu hiệu quả ở thị trường nước ngoài là những nước thành viên của các FTA.

Theo cam kết trong các FTA, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp ngày càng minh bạch, công bằng và hợp lý hơn, nhất là doanh nghiệp có thể thực hiện nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ của mình theo hình thức trực tuyến hoàn toàn. Đồng thời, có thể thực hiện quyền phản đối đơn hoặc có ý kiến đối với các đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nộp ở nước thành viên các FTA đơn giản và dễ dàng nhằm đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của mình ở thị trường nước ngoài.

Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA
Đoàn Sở KHCN tỉnh Bắc Giang và huyện Tân Yên kiểm tra vùng trồng sâm nam núi Dành sau khi được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, hiện sản phẩm đã từng bước xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Ảnh: TH

Cùng với đó, cơ chế xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng nghiêm minh và hiệu quả hơn… Hơn nữa, cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao sẽ là môi trường tốt, có khả năng thu hút chuyển giao công nghệ của nước ngoài để nâng cao chất lượng của các sản phẩm có nguồn gốc Việt Nam, tạo điều kiện từng bước nâng cao năng lực công nghệ trong nước và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp của Việt Nam.

Tuy nhiên, chế độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao cũng đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam vì giá thành sản phẩm có thể sẽ cao hơn do các chi phí liên quan đến bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ cũng như việc không ít hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc vào công nghệ được bảo hộ của nước ngoài, nhất là công nghệ cao. Nhưng bù vào đó, doanh nghiệp sẽ có hàng hóa/dịch vụ tốt, ổn định và được đảm bảo bền vững hơn giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt ở thị trường nước ngoài.

Theo ông, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò thế nào trong xây dựng thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế?

Để phát triển được sản phẩm, vươn ra các thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp không chỉ cần chất lượng tốt mà còn cần xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm. Điều này đòi hỏi thương hiệu được xây dựng dựa trên nhãn hiệu đáp ứng các quy định về bảo hộ, khai thác, thực thi quyền sở hữu trí tuệ của nước ngoài. Việc đăng ký nhãn hiệu để phát triển thương hiệu là đảm bảo pháp lý có tính tiên quyết cho thương hiệu, trên cơ sở đó cạnh tranh một cách hiệu quả, uy tín và bền vững với các thương hiệu khác tại các thị trường nước ngoài.

Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA
Đoàn công tác của Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản và Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN Việt Nam) làm việc với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu vải thiều tại Lục Ngạn vào tháng 3/2024. Ảnh: Thu Hường

Chúng ta đã biết, quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo lãnh thổ, cụ thể là chỉ được bảo hộ tại những nước mà nhãn hiệu đã được đăng ký và được chấp nhận bảo hộ. Vì vậy, một trong những việc mà doanh nghiệp nên cân nhắc thực hiện ngay khi có dự định mở rộng thị trường ra nước ngoài, xuất khẩu hàng hóa là thực hiện đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu cho sản phẩm tại thị trường xuất khẩu đích của mình. Việc không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu kịp thời ở nước ngoài, có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề cho doanh nghiệp Việt, điển hình là việc doanh nghiệp khác đã đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp Việt mất khả năng xuất khẩu hàng hóa mang thương hiệu của mình vào thị trường nước ngoài mà doanh nghiệp khác đã đăng ký.

Chú trọng đăng ký bảo hộ sớm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của mình ở các nước xuất khẩu sẽ đem lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp, khi hưởng sự độc quyền đối với thương hiệu của mình, theo đó không chỉ được sử dụng mà còn có thể cho phép người khác sử dụng, hay ngăn cấm người khác sử dụng thương hiệu của mình. Điều quan trọng nữa là khi thương hiệu (nhãn hiệu) đã được bảo hộ tại thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp có quyền chống lại các hành vi xâm phạm quyền, cạnh tranh không lành mạnh hoặc chiếm đoạt của các doanh nghiệp khác liên quan đến thương hiệu (nhãn hiệu) của mình. Qua đó, doanh nghiệp Việt có thể bảo vệ được uy tín của mình trên thị trường nước ngoài.

Ngoài ra, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu (nhãn hiệu) cũng giúp cho doanh nghiệp Việt tránh được rủi ro có thể do vô tình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của cá nhân, doanh nghiệp khác tại thị trường nước ngoài. Đồng thời, tránh tốn kém nhiều công sức, thời gian, tiền bạc để theo đuổi các vụ việc pháp lý, nhất là khiếu kiện tại tòa án ở nước ngoài, gây thiệt hại về tiền bạc, cơ hội và uy tín ở thị trường nước ngoài. Nhiều thương hiệu Việt Nam đã có chiến lược đúng hướng và kịp thời trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình ở nước ngoài, ví dụ như Viettel, Traphaco, Trung Nguyên, Trung Thành, Vinamilk, Sao Thái Dương…

Như vậy, một trong những vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý khi phát triển thương hiệu Việt tại thị trường quốc tế là cần chú trọng nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ, kịp thời xác lập quyền sở hữu trí tuệ và khai thác hiệu quả độc quyền của mình để bảo vệ, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm của mình tại các thị trường nước ngoài.

Vậy doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì để có thể phát triển và đứng vững trên thị trường sau khi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thưa ông?

Luôn theo dõi thị trường để sớm phát hiện các thương hiệu khác sử dụng nhãn hiệu trùng hay tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình, có biện pháp cần thiết ngăn chặn để đảm bảo tính phân biệt cho thương hiệu của mình. Cần thường xuyên và đẩy mạnh hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình đối với thương hiệu (nhãn hiệu) để đấu tranh chống hàng nhái, hàng giả mạo về nhãn hiệu.

ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ)
Đoàn công tác của Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản và Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá vùng trồng vải thiều Lục Ngạn vào tháng 3/2024. Ảnh: Thu Hường

Bên cạnh đó, cần đảm bảo chất lượng của sản phẩm, dịch vụ cung cấp ra thị trường nhằm giữ vững uy tín cho hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu. Song song với đó, quan tâm đến việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, nhất là cá biệt hóa hàng hóa, dịch vụ để phù hợp nhất với các thị trường khác nhau (ví dụ hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu vào các quốc gia Hồi giáo...), góp phần phát triển thương hiệu.

Doanh nghiệp cũng cần thường xuyên nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để phát triển sản phẩm mới, hoàn thiện sản phẩm đã có tăng tính cạnh tranh, kết hợp với việc gắn với thương hiệu của doanh nghiệp nhằm tăng cường phát triển thương hiệu.

Các doanh nghiệp cũng cần thường xuyên quan tâm đến người tiêu dùng ở nước ngoài, cập nhật thông tin và nâng cao nhận thức của họ về hàng hóa, dịch vụ của mình, cũng như truyền thông tốt về thương hiệu của mình.

Các doanh nghiệp cũng cần chủ động đưa các nội dung sở hữu trí tuệ (tạo lập, đăng ký, sử dụng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) vào hoạt động sản xuất, kinh doanh ở trong và ngoài nước, trước tiên là cập nhật vào chiến lược kinh doanh của mình.

Một điểm quan trọng nữa là doanh nghiệp thường xuyên nâng cao năng lực về sở hữu trí tuệ thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, tư vấn từ các cơ quan chuyên môn để triểu khai tốt và hiệu quả các hoạt động sở hữu trí tuệ trong sản xuất, kinh doanh. Trong đó, cũng cần tăng cường hợp tác, kết nối với các cơ quan, tổ chức liên quan như cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, hiệp hội, đơn vị tư vấn…

Xin cảm ơn ông!

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Phản ứng của Malaysia khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 24%

Phản ứng của Malaysia khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 24%

Ngay sau khi Hoa Kỳ ra Sắc lệnh thuế đối ứng với các đối tác thương mại, phía Malaysia ngay lập tức đã lên tiếng, khẳng định không trả đũa thuế quan.
Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa

Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 3/4: Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa; Nga phát triển hệ thống chế áp quang điện tử tích hợp phương tiện chiến đấu.
Bài học từ những cường quốc đi qua ‘siêu bão’ thương mại

Bài học từ những cường quốc đi qua ‘siêu bão’ thương mại

Nhiều quốc gia đã vượt “siêu bão” thương mại nhờ bản lĩnh chính sách và nội lực công nghệ. Đó có lẽ cũng gợi mở nhiều bài học lớn cho Việt Nam hôm nay.
Chiến sự Nga - Ukraine chiều 3/4: Nga

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 3/4: Nga 'hất văng' tàn quân Ukraine

Ukraine hứng thương vong nặng nề từ nhiều hướng; Nga siết nghẹt Kursk... là những thông tin "nóng" được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine chiều 3/4.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/4: Phi công Ukraine tự nguyện đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/4: Phi công Ukraine tự nguyện đầu hàng

Phi công Ukraine tự nguyện đầu hàng; Nga kiểm soát làng Rozlyv gần Kurakhove,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/4.
Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 2/4: Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm UAV in 3D, khi các thử nghiệm loại vũ khí sản xuất hàng loạt mới cho thấy tốc độ và hiệu quả.
Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Logistics trở thành yếu tố quyết định thành công trong thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được gì qua chiến lược từ các 'ông lớn' trên thế giới?
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 2/4: Trinh sát Ukraine thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 2/4: Trinh sát Ukraine thiệt mạng

Trinh sát Ukraine thiệt mạng; Nga tăng cường tấn công vào hậu cần Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 2/4.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/4: Nga tấn công ồ ạt, cố vấn NATO thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/4: Nga tấn công ồ ạt, cố vấn NATO thiệt mạng

Cố vấn NATO thiệt mạng; Robot Nga phá hủy loạt công sự ở Donbass,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/4.
Nóng: Thịt, trứng Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Singapore

Nóng: Thịt, trứng Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Singapore

Sau nhiều nỗ lực vận động, thịt và trứng gia cầm Việt Nam chính thức có mặt tại thị trường Singapore, là thành công lớn của ngành Công Thương và Nông nghiệp.
Động đất tại Myanmar: Quân đội Việt Nam tìm được nạn nhân đầu tiên

Động đất tại Myanmar: Quân đội Việt Nam tìm được nạn nhân đầu tiên

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đưa thi thể một nạn nhân ra khỏi đống đổ nát của tòa nhà bị sập tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar.
Máy bay chiến đấu F-16 Ba Lan sắp

Máy bay chiến đấu F-16 Ba Lan sắp 'gặp' Su-30 của Nga tại Hy Lạp

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 1/4: May bay chiến đấu F-16 sắp 'gặp' Su-30 của Nga tại Hy Lạp với các kíp phi công Ấn Độ tại Iniochos-2025.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 1/4: Hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 1/4: Hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng

Hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng; chiến dịch đánh bại Kiev tại Kursk sắp kết thúc?...là tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine chiều 1/4.
Động đất tại Myanmar: Nghĩa tình người Việt Nam trong hoạn nạn

Động đất tại Myanmar: Nghĩa tình người Việt Nam trong hoạn nạn

Sau trận động đất tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Việt Nam đã và đang “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, chắt chiu thời gian để tìm kiếm những nạn nhân mất tích…
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 1/4: Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 1/4: Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine

Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine; Nga đánh lớn, hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng,... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine sáng 1/4.
Việt Nam - Tunisia: Thúc đẩy hợp tác thương mại, mở rộng cơ hội song phương

Việt Nam - Tunisia: Thúc đẩy hợp tác thương mại, mở rộng cơ hội song phương

Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến kết nối doanh nghiệp hai nước vào chiều thứ Năm, ngày 24/4/2025.
Máy bay chiến đấu Su-57E sẽ xuất hiện ở Nam Mỹ

Máy bay chiến đấu Su-57E sẽ xuất hiện ở Nam Mỹ

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 31/3: Su-57E sẽ xuất hiện ở Nam Mỹ, đó là thông tin được Rosoboronexport xác nhận khi sẽ tham gia LAAD 2025 tại Brazil từ 1/4.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 31/3: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 31/3: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng

Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Ukraine bị đánh bật ở Kursk,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 31/3.
Hình ảnh đầu tiên về đoàn cứu trợ Việt Nam tại Myanmar

Hình ảnh đầu tiên về đoàn cứu trợ Việt Nam tại Myanmar

Những hình ảnh đầu tiên về đoàn Việt Nam hỗ trợ cứu nạn, cứu hộ tại Myanmar sau thảm họa động đất. Đoàn đã hỗ trợ tìm kiếm được 1 thi thể nạn nhân tử vong.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 30/3: Tàn quân Ukraine rút lui ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 30/3: Tàn quân Ukraine rút lui ở Kursk

Tàn quân Ukraine rút lui ở Kursk; giao tranh tập trung ở Pokrovsk... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 30/3.
Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine?

Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine?

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 30/3: Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine? Các nguồn tin tại Ukraine cho biết, nguồn tên lửa này đã cạn.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 30/3: Nga bắt gián điệp Ukraine ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 30/3: Nga bắt gián điệp Ukraine ở Kursk

Nga bắt gián điệp Ukraine ở Kursk; Nga giáng đòn ồ ạt ở Liman,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 30/3.
Động đất Myanmar: Giao thương Việt Nam - Myanmar ảnh hưởng thế nào?

Động đất Myanmar: Giao thương Việt Nam - Myanmar ảnh hưởng thế nào?

Thương vụ Việt Nam tại Myanmar vừa thông tin tới Báo Công Thương về những ảnh hưởng sau trận động đất tại Myanmar đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường này.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 29/3: Nga bắt lính tinh nhuệ Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 29/3: Nga bắt lính tinh nhuệ Ukraine

Nga bắt lính tinh nhuệ Ukraine; UAV Nga dội bão lửa vào Ukraine,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 29/3.
Mobile VerionPhiên bản di động