Chủ nhật 22/12/2024 19:53

EVN: Triển khai nhiều ứng dụng số hóa

Với mong muốn giúp khách hàng sử dụng điện hiệu quả, nhất là trong mùa nắng nóng, thời gian qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nghiên cứu, đưa ra nhiều ứng dụng số hóa. Điển hình là cảnh báo chỉ số điện và công cụ ước tính sản lượng điện tiêu thụ.

Mới đây, EVN đã chính thức triển khai công cụ ước tính sản lượng điện tiêu thụ trong sinh hoạt cho tất cả các khách hàng sử dụng điện năng trên toàn quốc tại trang web:https://uoctinhdiennang.evn.com.vn. Chỉ cần sử dụng máy tính, điện thoại thông minh có kết nối mạng, khách hàng có thể thực hiện tính toán sản lượng điện tiêu thụ mọi lúc mọi nơi.

App ứng dụng cảnh báo chỉ số công tơ của EVNHANOI

Trên trang web này, khách hàng sẽ cung cấp các thông tin về số lượng, chủng loại thiết bị điện gia đình đang sử dụng, bao gồm: Thiết bị cơ bản (như bếp điện, tủ lạnh, đèn chiếu sáng…), thiết bị tiêu thụ nhiều điện (như điều hòa nhiệt độ, máy giặt, máy sấy quần áo, lò nướng…). Cùng với đó, cung cấp dữ liệu về tần suất, mức độ, thói quen sử dụng các thiết bị này.

Từ những dữ liệu ước tính, khách hàng sử dụng điện có thể biết được cơ bản những thiết bị điện trong gia đình tiêu thụ 1 tháng bao nhiêu số điện (kWh).

Công cụ này cũng chỉ ra thiết bị tiêu thụ nhiều điện nhất trong gia đình trong tháng. Qua đó, giúp khách hàng điều chỉnh thói quen để việc sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm, đặc biệt vào những thời điểm xảy ra thời tiết nắng nóng cực đoan.

Hiện tại, công cụ đã thống kê được các thiết bị sử dụng điện cơ bản, phổ thông trong các hộ gia đình và sẽ tiếp tục được cập nhật thêm các trang thiết bị sử dụng điện phổ thông khác. Công cụ cũng đã tích hợp ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết và vùng miền vào tính toán. Mặc dù vậy, sai số ước tính có thể xảy ra trong quá trình sử dụng công cụ vì phụ thuộc khá lớn vào tính chính xác số liệu về số lượng, chủng loại, công suất thiết bị điện và mức độ sử dụng theo thực tế.

Một trong những giải pháp hữu ích khác được triển khai áp dụng là phần mềm ứng dụng theo dõi chỉ số công tơ hàng ngày hoặc giám sát chỉ số bất thường. Trên cơ sở theo dõi phần mềm “Hệ thống thông tin quản lý khách hàng sử dụng điện” - CMIS và chương trình quản lý hệ thống đo xa RF- Spider các công ty điện lực sẽ phát hiện ra sản lượng tiêu dùng điện của những khách hàng tăng bất thường. Từ đó, sẽ hỗ trợ khách hàng kiểm tra, tìm nguyên nhân khắc phục.

Hay với ứng dụng theo dõi chỉ số công tơ điện hàng ngày qua App, khách hàng sử dụng điện chỉ cần cài đặt App trên máy tính hoặc điện thoại thông minh sẽ hoàn toàn có thể theo dõi, kiểm soát được lượng điện tiêu thụ, chỉ số công tơ của gia đình hàng ngày. Đặc biệt, App có nhiều chức năng hữu ích như: Đặt ngưỡng cảnh báo tiêu thụ điện, công cụ hỗ trợ tính toán hóa đơn tiền điện, ước tính điện năng tiêu thụ của thiết bị điện…

Nhiều khách hàng đã trải nghiệm những giải pháp trên, cho biết, trước đây, ngành điện chỉ thông báo tiền điện hàng tháng/1 lần, đôi khi gây băn khoăn trong việc sử dụng điện một tháng như thế nào, chỉ số điện có đúng không? Tuy nhiên, sau khi sử dụng các ứng dụng, tiện ích theo dõi của ngành điện cung cấp, khách hàng đã dễ dàng kiểm soát chỉ số công tơ và theo dõi lượng điện năng đã sử dụng trong tất cả các ngày. Đồng thời, biết được hệ thống điện tại gia đình có tiêu hao do chạm, chập hay không để khắc phục.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc ngành điện triển khai các giải pháp, công cụ ước tính hoặc cảnh báo điện năng thể hiện nỗ lực của EVN trong việc liên tục cải tiến, đưa dịch vụ điện đến với khách hàng ngày càng thuận lợi, công khai, minh bạch hơn trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa, góp phần đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế số.
Đình Dũng

Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN